Ông cha thường nói "Lễ Phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng" hay "Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng" chính là để khẳng định ngày này vô cùng quan trọng, có ý nghĩa rất lớn trong đời sống văn hóa, tâm linh người Việt.
Chính vì vậy mà cứ đến dịp Rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu), các gia đình lại chuẩn bị những mâm cỗ cúng tươm tất thể hiện tấm lòng thành kính dâng lên tổ tiên.
Năm nay, Rằm tháng Giêng rơi vào Thứ bảy, là cuối tuần nên nhiều gia đình sẽ rảnh rỗi hơn để chuẩn bị mâm cỗ sao cho tươm tất. Cũng có nhiều người thực hiện cúng Rằm trước đó vài ngày, nói chung tùy hoàn cảnh, và sự sắp xếp của mỗi gia đình.
Sau khi thực hiện lễ cúng xong, nhiều chị em đã chia sẻ lại hình ảnh mâm cỗ mà mình thực hiện. Tất cả vô cùng tươm tất, hấp dẫn và đẹp mắt. Các mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng đó có thể là chay hoặc mặn, điều này phụ thuộc vào mong muốn riêng của mỗi gia đình.
Dù bận bịu công việc nhưng chị Trần Loan (Hòa Bình) không muốn bỏ qua ngày lễ lớn trong năm. Vì thế, chị đã cũng chuẩn bị 2 mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng vô cùng đầy đặn, một mâm cỗ chay và một mâm mặn.
Lễ cúng Rằm tháng Giêng của chị Loan rất tươm tất.
Mâm cỗ mặn mà chị Loan thực hiện.
Mâm cỗ chay cúng Rằm khác của chị Loan.
Cùng xem thêm các mâm cỗ cúng Rằm của các chị em khác:
Mâm cỗ chay cúng Rằm nhà chị Vũ Thu Hương (Hà Nội).
Mâm cỗ cúng Rằm của gia đình chị Thu Huyền (Thái Nguyên).
Mâm cỗ đầy chất truyền thống để cúng Rằm của gia đình chị Hòa Phạm (Hà Nội).
Mâm cỗ cúng Rằm vừa ngon lại đẹp mắt, bày biện vô cùng khéo léo của chị Hoàng Minh Thùy (Hà Nội).
Chị Hương Trần dù sống ở nước ngoài (Séc) nhưng ngày lễ Tết nào của Việt Nam chị cũng thực hiện lễ cúng. Đây là mâm lễ cúng Rằm tháng Giêng của chị.
Mâm cỗ và các lễ vật cúng Rằm của gia đình chị Thảo My.
Mâm cỗ chay hấp dẫn và nhiều món của chị Hương Bùi (Ninh Bình).