Một số người rất thích húp canh nóng, ăn cơm nóng, uống nước nóng… và nghĩ rằng, ăn uống như vậy mới cảm nhận được vị ngon của thức ăn. Nếu ăn đồ nóng ở mức độ vừa phải sẽ không sao nhưng khi ăn đồ quá nóng, nó tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho sức khỏe mà bạn không ngờ tới được.
Sau đây là 5 tác hại phổ biến nhất khi duy trì thói quen ăn đồ quá nóng trong thời gian dài.
1. Gây tổn thương thực quản
Bạn có biết rằng, trong trường hợp bình thường, nhiệt độ của miệng và thực quản dao động từ 16,5 tới 37,2 độ C. Nhiệt độ thích hợp nhất để tiêu thụ thực phẩm là từ 10 đến 40 độ C, giới hạn cao nhất thực quản có thể chịu đựng là 60 độ C.
Ăn đồ quá nóng gây tổn thương thực quản
Khi ăn đồ quá nóng (vượt quá 60 độ C), điều này sẽ khiến cho niêm mạc miệng và thực quản bị tổn thương, tạo thành các vết loét nông, dễ dàng dẫn tới viêm loét miệng mãn tính.
Đặc biệt, những người có thói quen uống trà nóng có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao hơn. Điều này là do nhiệt độ pha trà thường ở mức từ 80 tới 90 độ C, khi uống trà quá nóng như vậy rất dễ bị bỏng lưỡi và tổn thương thực quản.
2. Ảnh hưởng đến sức khỏe đường tiêu hóa
Ruột và dạ dày là 2 cơ quan tiêu hóa quan trọng của cơ thể. 2 cơ quan này chịu trách nhiệm, tiêu hóa, hấp thụ, đào thải những chất độc hại, chất chuyển hóa ra ngoài cơ thể. Nếu ăn đồ quá nóng, nó sẽ tác động nghiêm trọng đến dạ dày, làm tổn thương niêm mạc, giảm dịch vị. Theo thời gian, thói quen này sẽ gây ra bệnh viêm dạ dày và nhiều bệnh khác.
Trong trường hợp ăn đồ vừa cay, vừa nóng, việc tổn thương niêm mạc dạ dày sẽ diễn ra nhanh hơn
Trong trường hợp ăn đồ vừa cay, vừa nóng, việc tổn thương niêm mạc dạ dày sẽ diễn ra nhanh hơn, nếu nghiêm trọng có thể gây loét, chảy máu dạ dày, về lâu dài có thể gây ung thư.
3. Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng
Một số người rất thích ăn đồ nóng và cho rằng ăn như vậy mới cảm nhận được vị ngon. Tuy nhiên, thức ăn quá nóng trước khi xuống thực quản có khả năng cao gây bỏng lưỡi, ảnh hưởng tới răng miệng.
Việc thường xuyên ăn đồ quá nóng sẽ khiến răng nướu bị tổn thương, gây chảy máu, sưng, loét. Đặc biệt, khi ăn đồ lạnh răng sẽ bị ê buốt rất khó chịu.
4. Thức ăn không dễ tiêu hóa
Khi ăn đồ quá nóng, điều này đồng nghĩa với việc răng sẽ nhai chậm hơn do nhiệt độ của thức ăn cao hơn nhiệt độ răng chịu đựng được. Do đó, bạn không thể nhai và nuốt từ từ được, đôi khi vì quá nóng còn muốn nuốt thật nhanh. Chính vì thế, thức ăn sẽ không dễ tiêu hóa, tích tụ trong cơ thể lâu ngày, làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa, gây ra tình trạng táo bón .
Ăn đồ cay nóng làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa
5. Ảnh hưởng đến dây thần kinh vị giác
Việc ăn đồ quá nóng sẽ khiến lưỡi mất đi vị giác, ảnh hưởng nghiêm trọng tới dây thần kinh vị giác. Lúc này, bạn sẽ không cảm nhận được mùi vị nữa, có thể ăn nhiều muối hoặc nhiều đường mà vẫn không biết món ăn quá mặn hay quá ngọt. Điều này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe.
Chúng ta nên ăn như thế nào để bảo vệ sức khỏe?
Thành thực quản được bảo vệ bởi lớp niêm mạc mỏng manh, nó chỉ có thể chịu đựng được nhiệt độ của thức ăn trong giới hạn nhất định. Nếu vượt quá nhiệt độ cho phép, thực quản sẽ bị tổn thương, ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa.
Nếu thường xuyên ăn đồ quá nóng, niêm mạc miệng và thực quản không được phục hồi chức năng trong thời gian dài sẽ làm suy giảm chức năng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu tiêu thụ thức ăn trên 70 độ C sẽ gây bỏng miệng và thực quản ở mức độ nhẹ, nhiệt độ càng cao thì mức độ tổn thương càng nặng.
Chúng ta cũng không nên uống nước quá nóng, nó có thể làm rát và bỏng họng, khiến việc nuốt thức ăn trở nên khó khăn. Đặc biệt vào mùa lạnh, tốt nhất không nên uống nước quá nóng, nên uống nước ấm và chú trọng tới việc giữ ấm cơ thể bằng quần áo hơn.
Bạn nên tiêu thụ thức ăn có nhiệt độ gần bằng thân nhiệt cơ thể người. Khi thức ăn vào miệng, răng sẽ cảm nhận được nhiệt độ, nếu tiêu thụ đồ ăn có nhiệt độ hợp lý, nó sẽ giúp quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn, bảo vệ được dạ dày và ruột.
Nguồn: Daydaynews, Zhihu, Sohu