Cận cảnh công việc dọn dẹp hiện trường án mạng: Tiền lương khủng nhưng chỉ dành cho người "thần kinh thép", luôn bị ám ảnh bởi cái chết

Không yêu cầu bằng cấp, mức lương khủng... song công việc dọn dẹp hiện trường vụ án không phải ai cũng dám làm.

"Nghề dọn dẹp hiện trường án mạng" đã không còn xa lạ với nhiều người. Không yêu cầu bằng cấp, thu nhập cao... nhưng bên cạnh đó cũng là sự ám ảnh khôn nguôi cho những người theo đuổi công việc này.

Nhiệm vụ của nhân viên dọn dẹp hiện trường là làm sạch và khôi phục trạng thái của nơi xảy ra vụ án lại như ban đầu.

Nếu tò mò công việc của họ như thế nào, đoạn video dưới đây sẽ giải thích chi tiết cho bạn cách những nhân viên này xử lý vũng máu, các vết thương ở hiện trường!

Hậu trường công việc dọn dẹp hiện trường án mạng (Nguồn: Người Kể Chuyện)

Điểm nổi bật của nghề dọn dẹp hiện trường án mạng là không yêu cầu bằng cấp. Ở các quốc gia phát triển, những nhân viên sẽ cần trải qua khóa huấn luyện nhằm cung cấp những kiến thức cần thiết khi xử lý hiện trường.

Quan trọng nhất đối với nghề này là lòng can đảm và không sợ máu! Nhiều người sẽ nghĩ đây là công việc nhàn hạ, nhưng không hề đúng chút nào.

Do đặc thù công việc, nhân viên dọn dẹp hiện trường án mạng phải đối mặt với những vết máu loang lổ và hay giòi bọ trên tử thi hàng ngày. Nhiều nhân viên đã phải ám ảnh trước cái chết của nạn nhân, khiến cho họ không thể nào tiếp tục công việc này được.

Cận cảnh công việc dọn dẹp hiện trường án mạng: Tiền lương khủng nhưng chỉ dành cho người thần kinh thép, luôn bị ám ảnh bởi cái chết - Ảnh 2.

Một hiện trường giả được dựng lên để các học viên xử lý

Điều tồi tệ nhất là chính là phải đối mặt với tử khí phát ra từ cơ thể người chết. Điều này có thể khiến cho những người dọn dẹp bị nhiễm khí độc, gây ra các vấn đề về đường hô hấp. Vậy nên, họ đều được trang bị các mặt nạ phòng độc để làm nhiệm vụ trong không gian nồng nặc mùi hôi thối.

Mỗi hiện trường vụ án không giống nhau, đòi hỏi cách xử lý tử thi cũng khác nhau. Với kiểu nạn nhân tự sát hoặc vô tình gặp tai nạn, mọi chuyện sẽ không có gì đáng bàn cãi.

Tuy nhiên nếu nạn nhân bị ám sát bằng độc tố, rất có thể hiện trường sẽ vương lại chất độc gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dọn dẹp.

Cận cảnh công việc dọn dẹp hiện trường án mạng: Tiền lương khủng nhưng chỉ dành cho người thần kinh thép, luôn bị ám ảnh bởi cái chết - Ảnh 3.

Những hiện trường vụ án gây ám ảnh cho người dọn dẹp

Trung bình, một nhân viên dọn dẹp hiện trường án mạng được trả vài trăm USD cho một giờ làm việc. Theo Chicago Tribune, tiền công dọn sạch hiện trường của một vụ giết người hay tự tử có thể dao động từ 1.500-3.000 USD tùy mức độ.

Ở Việt Nam, công việc này không thực sự được coi là nghề nghiệp. Việc này thường được giao cho các nhân viên vệ sinh môi trường hoặc đích thân người nhà xử lý.

Dù không yêu cầu bằng cấp, lại được trả lương... cao song không phải ai cũng chọn làm công việc này. Theo trang Mental Floss, tuổi nghề trung bình của công việc này chỉ rơi vào khoảng 5-10 năm mà thôi.

Phải khẳng định đây là công việc vất vả, gây ảnh hưởng tinh thần rất nhiều. Song đây cũng là công việc nhân văn, hỗ trợ đội ngũ công an cũng như giúp người thân người chết được an ủi phần nào.

Cận cảnh công việc dọn dẹp hiện trường án mạng: Tiền lương khủng nhưng chỉ dành cho người thần kinh thép, luôn bị ám ảnh bởi cái chết - Ảnh 4.

Nghề dọn dẹp hiện trường vụ án được đánh giá là nghề rất nhân văn. Song không phải ai cũng đủ can đảm theo đuổi công việc này

Ảnh: Internet