Không quá khó để bắt gặp những đứa trẻ hay nằm lăn ra ăn vạ ở những nơi đông người như trung tâm thương mại, khu vui chơi... vì cha mẹ không đáp ứng yêu cầu gì đó của chúng. Nhiều phụ huynh sợ làm ảnh hưởng đến người khác nên nhanh chóng dỗ dành, đáp ứng; số khác thì quát nạt hoặc mặc kệ. Tuy nhiên, đó đều là những cách làm chưa đúng, cái sai chính là do trẻ quá được nuông chiều và không được giáo dục đúng đắn.
Mới đây, trên mạng xã hội xôn xao về một đoạn clip chứng kiến một cậu bé cố tình đẩy đổ chiếc xe mô tô trên vỉa hè. Cậu bé khoảng chừng 5 tuổi sau khi cãi nhau với mẹ đã ngồi vật ra vỉa hè khóc lóc. Cậu bé vừa gào lên vừa giãy đành đành, rất tức giận.
Trong lúc này, mẹ cậu bé dùng biện pháp không can thiệp, cứ để mặc cậu bé ngồi ở vỉa hè một mình. Tức giận với mọi thứ mà không giải toả được, cậu bé liền có hành động táo bạo là đẩy chiếc xe mô tô trên vỉa hè ngã xuống. Dùng hết sức lực để làm điều đó nên lúc chiếc xe đổ cậu bé còn ngơ ngác, có chút sợ hãi.
Cậu bé tức giận đẩy ngã chiếc xe trên vỉa hè
Rất may là dù chiếc xe to đổ xuống nhưng không làm bé bị thương. Tuy nhiên, sau vụ này mẹ cậu bé chắc chắn sẽ là người phải chịu trách nhiệm cho hành động của con trai và 2 mẹ con sẽ có một bài học.
Có thể thấy, hành vi của cậu bé này xuất phát từ cơn tức giận không được giải toả và sự giáo dục không đúng cách đến từ phụ huynh. Nếu như phụ huynh không phớt lờ đứa bé thì đã không xảy ra tình huống đó, hay quan trọng hơn nếu trẻ biết đúng sai thì không tức giận và lăn ra đường.
Cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng rất lớn đến hành vi của con, vì vậy bên cạnh việc giúp trẻ phân biệt đúng sai, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ cách để trút bỏ những cảm xúc này.
Ảnh minh hoạ
- Thứ nhất: Đối mặt với những cảm xúc tiêu cực của con
Cha mẹ không nên làm ngơ trước những nỗi buồn, sự tức giận và những cảm xúc tiêu cực của con cái chứ đừng nói đến việc chỉ trích chúng. Cần phải đối mặt và nhận diện cảm xúc tiêu cực này, để trẻ cảm thấy mình được thấu hiểu, hai bên sẽ có sự cộng hưởng tình cảm, từ đó sẽ sẵn sàng tâm sự với cha mẹ.
- Thứ 2: Hướng dẫn con bộc lộ nỗi niềm không vui
Cha mẹ không nên kìm nén cảm xúc của con mà nên khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc của mình. Cho trẻ cơ hội và can đảm để nói ra cảm xúc của chúng vào lúc này có thể ngăn chặn những cảm xúc tiêu cực tích tụ và ngăn tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Ảnh minh hoạ
- Thứ 3: Xác định cảm xúc của các bé
Sự hiểu biết về cảm xúc của các bé vẫn chưa được hoàn thiện, lúc này cha mẹ có thể nói cho con biết cảm xúc của mình là gì, đó là ghen tị, buồn bã, đau đớn hay gì khác. Hãy cho trẻ biết rằng những cảm xúc tiêu cực của trẻ trong thời điểm này là điều bình thường, sẽ giúp con kiểm soát và quản lý cảm xúc tốt hơn trong tương lai.
- Thứ 4: Cha mẹ sử dụng kinh nghiệm của bản thân để cho con "sự đồng cảm"
Cha mẹ có thể kể cho con cái nghe về những trải nghiệm tương tự của họ và cho con biết cách mình đối phó với chúng khi đó để các con tự mình tìm cách vượt qua.
- Thứ 5: Cho các bé biết điều nên làm khi đó
Cha mẹ nên sử dụng kinh nghiệm cá nhân của chính mình làm ví dụ để nói cho con biết lúc đó mình đã làm như thế nào và kết quả ra sao. Khi giáo dục trẻ em, việc tự mình chứng minh sẽ hiệu quả hơn là dạy một đống triết lý.
Theo: Sohu