Dành nửa thế kỷ để theo dõi 11.000 trẻ em, các nhà khoa học chỉ ra YẾU TỐ quan trọng nhất ảnh hưởng đến IQ của trẻ, nhiều ông bố đọc xong giật mình

Cha là một ngọn núi hùng vĩ, mẹ là nước dịu dàng, đứa trẻ là những con chim bay tự do giữa núi và biển.

Một người mẹ từng chia sẻ câu chuyện thế này: "Sau khi đi công tác một tháng, ngày đầu tiên về nhà, đứa trẻ trong nhà đã cho tôi một bất ngờ lớn. 9 giờ tối, tôi đọc sách trên giường, chuẩn bị ngủ với con như trước đây, ai ngờ con gái nói: 'Mẹ, mẹ đi ra đi, bố nói con có thể ngủ một mình'.

What? Chuyện gì đã xảy ra với hai cha con trong khoảng thời gian tôi đi vậy? Trước kia nàng mỗi ngày đều phải ở trên giường bố mẹ, dỗ nàng ngủ rất khó khăn! Đóng cửa lại, tôi không thể chờ đợi, chạy ngay đến hỏi chồng: 'Anh làm sao hay quá vậy? Điềm Điềm sao lại chấp nhận ngủ một mình trong phòng?'.

Chồng tôi nói: 'Anh không có cách nào đặc biệt cả, chỉ khuyến khích con, nói với con rằng con nhất định sẽ ngủ được. Mỗi đêm đọc sách cho con, ôm và nói chúc ngủ ngon, rồi anh trở về phòng của mình'. Tôi hỏi: 'Con không đứng dậy để tìm anh ư?'. Chồng tôi trả lời: 'Có chứ. Nhưng mỗi khi con đến tìm, anh khuyến khích thêm vài lần, một tuần sau con không tới tìm nữa'.

Thì ra là như vậy, trước khi đi công tác tôi còn lo lắng một mình chồng liệu có chăm sóc tốt cho con, có vẻ không chút tin cậy. Hóa ra, đứa trẻ vô cùng tin tưởng cha mình, chỉ là tôi luôn giành làm mọi thứ mà thôi".

Người cha chính là chỗ dựa tinh thần, là người định hướng tương lai và giúp con vững tin bước vào đời. Vì vậy, vai trò của người cha vô cùng quan trọng trong việc nuôi dưỡng và giáo dục con cái.

Dành nửa thế kỷ để theo dõi 11.000 trẻ em, các nhà khoa học chỉ ra YẾU TỐ quan trọng nhất ảnh hưởng đến IQ của trẻ, nhiều ông bố đọc xong giật mình - Ảnh 2.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Newcastle ở Anh đã dành nửa thế kỷ theo dõi 11.000 trẻ sơ sinh và kết quả cho thấy những đứa trẻ thường xuyên hòa hợp với cha thông minh hơn những đứa trẻ khác.

Đại học Harvard và Đại học Yale của Hoa Kỳ cũng đã tiến hành 12 năm nghiên cứu. Kết quả khảo sát cuối cùng cho thấy những đứa trẻ được cha quan tâm nuôi dạy thường có chỉ số thông minh cao hơn. Chỉ số IQ cao thể hiện ở khả năng diễn đạt, tính độc lập và khả năng học hỏi của trẻ. Hơn nữa, ảnh hưởng của người cha đối với con cái rất sâu rộng và lâu dài, do đó, những đứa trẻ được người cha nuôi dưỡng có thể hòa nhập xã hội tốt hơn khi lớn lên.

Cha không nhiều lời, đứa trẻ ngoan ngoãn hơn

Bạn có bao giờ phát hiện, nhiều lần mẹ nói đứa trẻ không nghe, nhưng người cha nói, đứa trẻ lắng nghe? Ví dụ như khi bạn bảo con làm bài tập về nhà, con cứ trì hoãn, nhắc nhở mãi còn chê mẹ nhiều lời. Nhưng cha chỉ nói 1 câu, con ngay lập tức thực hiện.

Một người mẹ nói: "Tôi ở nhà nuôi con một ngày, bài tập về nhà con cũng không làm; ba vừa về nhà, bài tập hay dọn dẹp, đi đánh răng nó đều ngoan ngoãn đi theo, không kì kèo gì cả".

Điều này là do cách cha và con giao tiếp rất khác với mẹ. Khi đưa ra cùng một yêu cầu đối với đứa trẻ, giọng điệu của người mẹ dịu dàng hơn, khi đứa trẻ không thực hiện, người mẹ sẽ có phần hơi thỏa hiệp, đứa trẻ sẽ cảm thấy ngay lập tức điều này, vì vậy sẽ mặc cả với mẹ.

Dành nửa thế kỷ để theo dõi 11.000 trẻ em, các nhà khoa học chỉ ra YẾU TỐ quan trọng nhất ảnh hưởng đến IQ của trẻ, nhiều ông bố đọc xong giật mình - Ảnh 3.

Giọng điệu của người cha thường dứt khoát hơn, nói một không nói hai, ngôn ngữ cũng ngắn gọn hơn và rõ ràng hơn, đứa trẻ biết rằng không có chỗ để "đàm phán", vì vậy đứa trẻ lắng nghe cha hơn.

Cha tham gia nhiều hơn, em bé làm tốt hơn

Trong một bộ phim tài liệu của BBC có tên Ý Nghĩa Sinh Học Của Cha Tôi, trong đó có một giới thiệu nghiên cứu: Trong giai đoạn phát triển ngôn ngữ của một đứa trẻ từ 2 đến 4 tuổi, người cha có ảnh hưởng lớn hơn đến con cái của họ, và nếu người cha càng tham gia vào giáo dục, con cái càng có khả năng ngôn ngữ tốt hơn 1 năm sau đó. Lý do là người cha không thường xuyên nói tiếng "trẻ em" mà sử dụng ngôn ngữ người lớn bình thường, thêm rất nhiều từ mới cho trẻ, do đó có thể kích thích sự phát triển của ngôn ngữ.

Tất cả những đứa trẻ có cha tham gia vào quá trình phát triển sớm, ở trường thể hiện sự tự tin hơn, kiên nhẫn hơn, và quan tâm nhiều hơn đến việc học, khả năng đạt được điểm số cao ở trường cũng tăng gấp đôi, thậm chí ít vi phạm pháp luật hơn.

Hãy để người bố tham gia nhiều hơn vào việc nuôi dạy con cái

Nếu muốn con phát triển toàn diện thì trong quá trình phát triển của trẻ không thể thiếu đi bóng dáng của người bố. Người bố đóng vai trò rất quan trọng đối với trẻ mà người mẹ nhiều khi không thể thay thế được. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều gia đình vẫn ít coi trọng sự giáo dục của người bố với con cái.

Trong nhiều trường hợp, hoặc vì công việc bận rộn để kiếm tiền, hoặc bởi vì suy nghĩ không chủ quan, ỷ lại, hoặc các bà mẹ lo lắng ông bố làm không tốt, vô tình tước đoạt quyền dạy con của người bố, khiến trẻ thiệt thòi. Các bà mẹ hãy khuyến khích người chồng dành nhiều thời gian quan tâm, thương yêu, dưỡng dục con hơn nữa để góp phần tích cực trong việc giáo dục, nuôi dưỡng cho sự  phát triển con trẻ.

1. Tôn trọng chồng, tôn trọng cách chồng nuôi dạy con

Đặc điểm nuôi dạy con của người bố và mẹ khác nhau, mẹ cẩn thận hơn, dịu dàng hơn, bố có phần mạnh mẽ, đôi khi cáu gắt hơn nhưng khi đã quyết định giao con cho chồng phải tin tưởng, không khoa tay múa chân lên mặt dạy dỗ. Chỗ nào không đồng tình bạn có thể góp ý vào thời điểm phù hợp, nhưng phải trên tinh thần xây dựng, góp ý chứ không áp đặt.

Dành nửa thế kỷ để theo dõi 11.000 trẻ em, các nhà khoa học chỉ ra YẾU TỐ quan trọng nhất ảnh hưởng đến IQ của trẻ, nhiều ông bố đọc xong giật mình - Ảnh 4.

2. Dành cho hai cha con một không gian độc lập

Khi hai cha con chơi đùa với nhau, mẹ có thể tận dụng khoảng thời gian này để nghỉ ngơi, đọc sách hay xem một bộ phim yêu thích, gặp bạn bè cafe. Điều này không chỉ giúp người mẹ lấy lại năng lượng sau những ngày chăm con mà còn rèn luyện khả năng chăm sóc con của người bố, bồi dưỡng tình cảm cha con.

Chăm sóc một đứa bé là công việc vất vả, người mẹ cũng đừng quên thỉnh thoảng khen ngợi, động viên chồng mình. Nếu một gia đình hòa thuận và ổn định được so sánh như một tam giác đều với con là đỉnh của nó, thì khoảng cách từ con đến bố và mẹ nên có độ dài bằng nhau.

Cuối cùng, cha mẹ yêu thương nhưng kiên quyết, đồng thời cho phép trẻ có đủ không gian để phát triển bản thân, rèn luyện tính độc lập và trải nghiệm thất bại.

https://afamily.vn/danh-nua-the-ky-de-theo-doi-11000-tre-em-cac-nha-khoa-hoc-chi-ra-yeu-to-quan-trong-nhat-anh-huong-den-iq-cua-tre-nhieu-ong-bo-doc-xong-giat-minh-20220323135614213.chn