Gỗ dựng nên Tử Cấm Thành sau hàng trăm năm không bị mối mọt: Thứ gì quyết định điều đó?

Dù được xây dựng cách đây hơn 600 năm nhưng Tử Cấm Thành vẫn "đứng vững" với thời gian.

Vào năm Vĩnh Lạc thứ 4 (năm 1406), Minh Thành Tổ đã ra lệnh xây dựng một cung điện ở Bắc Kinh và đặt tên là Tử Cấm Thành . Ông đặc biệt cử quan chức của các bộ đến giám sát việc khai thác và vận chuyển gỗ từ các nơi để xây dựng. Những vị quan được cử đi giám sát đều là những người giữ chức vụ quan trọng của triều đình. Điều này cho thấy tầm quan trọng của công việc này thời bấy giờ.

Gỗ được chuyển về từ các nơi như Tứ Xuyên, Giang Tây, Chiết Giang... Ngoài những địa danh kể trên, Vân Quý và Giao Chỉ (tên gọi của Việt Nam trong thời kỳ Bắc Thuộc) cũng là nguồn cung cấp gỗ quan trọng cho Tử Cấm Thành.

Vào thời điểm đó, loại gỗ được chọn lọc chủ yếu là nanmu, linh sam, bách. Để xây Cố Cung, người ta đã sử dụng số lượng lớn những loại gỗ quý này. Điều này cũng khiến loại nanmu vàng vô cùng quý giá bị đẩy đến bờ vực tuyệt chủng.

Gỗ dựng nên Tử Cấm Thành sau hàng trăm năm không bị mối mọt: Thứ gì quyết định điều đó? - Ảnh 1.

Gỗ trong Tử Cấm Thành vẫn mới nguyên sau hàng thế kỷ (Hình ảnh: Sohu)

Những thân cây khổng lồ này được vận chuyển từ trong núi sâu nhờ dòng nước tự nhiên như suối và sông, sau đó được gửi đến Bắc Kinh. Cách thức khai thác gỗ này đã được phản ánh trong các tác phẩm điện ảnh và văn học.

Để xây dựng Tử Cấm Thành, người xưa đã mất hơn mười năm chuẩn bị các vật liệu khác nhau. Sử sách ghi lại rằng trong Tử Cấm Thành đã xảy ra nhiều vụ hỏa hoạn nên đã bị sửa chữa nhiều lần. Trận hỏa hoạn cuối cùng xảy ra vào năm Minh Tư Tông thứ 17. Lý Tự Thành thất thủ đành bỏ chạy để cứu lấy thân.

Trước khi đi, ông đã đốt Tử Cấm Thành . Sau khi nhà Thanh định đô, vì nhiều năm chiến tranh, ngân khố quốc gia không còn nhiều, họ chỉ có thể dùng cây thông đông bắc để thay thế. Phải mất 14 năm mới hoàn thành việc trùng tu một số sảnh ở giữa. Phần kiến trúc còn lại trong Cố Cung cơ bản vẫn được giữ nguyên.

Gỗ dựng nên Tử Cấm Thành sau hàng trăm năm không bị mối mọt: Thứ gì quyết định điều đó? - Ảnh 2.

Gỗ trong Cố Cung đến từ nhiều nơi khác nhau (Hình ảnh: Kknews)

Vậy tại sao gỗ trong Tử Cấm Thành không mục nát hay hư hại?

Câu trả lời trước hết nằm ở chất lượng của những loại gỗ được chọn lọc. Lấy nanmu vàng làm ví dụ: Gỗ của nó cứng và rất bền. Loại gỗ này có thể chống được ẩm mốc và mối mọt. Một cây nanmu vàng đạt đến kích thước trung bình phải mất ít nhất 200 năm.

Ngoài gỗ tốt, vị trí địa lý của Tử Cấm Thành cũng có ảnh hưởng không kém. Đây là một yếu tố giúp kiến trúc được bảo quản lâu như vậy. Ở phía bắc Cố Cung tương đối khô và lạnh, vì vậy số lượng mối mọt ăn gỗ cũng ít hơn.

Thêm vào đó, hầu hết gỗ trong Tử Cấm Thành đều được sơn bằng sơn mài. Điều này cũng có vai trò ngăn côn trùng và tác động của tự nhiên.

Cuối cùng là khả năng thoát nước của Tử Cấm Thành rất tuyệt vời. Các bức tường của cung điện được thiết kế các lỗ thoát hơi cũng đóng vai trò chống ẩm rất tốt cho gỗ trong Tử Cấm Thành.