Không chỉ trong độ tuổi thanh thiếu niên, phụ nữ khi đã bước vào tuổi 50 vẫn có thể đối mặt với tình trạng mụn không ngờ tới. Và lí do phần lớn không phải vì bạn chưa làm sạch da đủ tiêu chuẩn hay gặp dị ứng mỹ phẩm, mà đó là vì sự thay đổi trong hormone. Theo một nghiên cứu được trích dẫn bởi Viện Da liễu Hoa Kỳ, có khoảng 50% phụ nữ ở độ tuổi 20-29 và hơn 25% phụ nữ ở độ tuổi 40-49 bị ảnh hưởng bởi mụn do nội tiết tố.
Nhiều người thường lầm tưởng rằng mụn là vấn đề trên bề mặt da. Kì thực có hàng tá nguyên nhân gây ra mụn xuất phát từ bên trong cơ thể. Một trong số những lí do phổ biến nhất chính là sự rối loạn hormone.
Điều gì gây ra mụn nội tiết?
Chuyên gia chăm sóc da Diana Ackers từ Doctors Formula Cosmeceuticals phát biểu: “Có một mối quan hệ giữa nội tiết tố và tuyến bã nhờn. Khi những thứ này hoạt động quá mức, dầu thừa cộng với tế bào da chết, mồ hôi và bất kỳ bụi bẩn nào trên bề mặt sẽ khiến các nang lông bị tắc nghẽn. Nếu vi khuẩn tự nhiên trên da của bạn bị mắc kẹt trong nang lông bị tắc, đó là lúc một đốm nhỏ có thể biến thành mụn mủ, sẩn hoặc nang."
Cụ thể, khi nồng độ hormone bình thường, các tuyến bã nhờn trên da sẽ hoạt động bình thường và giúp giữ cho làn da của khỏe mạnh. Tuy nhiên, sự thay đổi nồng độ estrogen, testosterone và progesterone trong cơ thể sẽ có thể thay đổi hoạt động của tế bào da, dẫn đến gây viêm và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào nang lông. Điều này dẫn đến sự xuất hiện của mụn nội tiết.
Nhìn chung, những thói quen sinh hoạt xấu như thức quá khuya, ăn uống nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ, ít rau xanh và ít trái cây cũng như ít uống nước là nguyên nhân hàng đầu gây ra rối loạn hormone và dẫn đến mụn nội tiết.
Tình trạng mụn bạn đang gặp là do nội tiết tố hay vì căng thẳng?
Mụn nội tiết thường nằm ở vùng chữ T (trán, mũi, cằm). Ngoài ra, chúng cũng thường xuất hiện ở vùng lưng và ngực. Tình trạng mụn do rối loạn hormone này kéo dài dai dẳng và cũng có thể trùng với chu kỳ kinh nguyệt. Thông thường, nếu cảm thấy loại mụn này xuất hiện vào cùng một thời điểm mỗi tháng, rất có khả năng chúng là mụn nội tiết.
Ngược lại, những loại mụn trứng cá liên quan đến căng thẳng thường mọc dọc theo đường viền hàm, má dưới, cổ và cằm. Những nốt mụn này thường gây đau khi chạm vào và không có thời điểm xuất hiện cố định.
Dù 2 loại mụn này xuất hiện do những nguyên nhân khác nhau, nhưng chúng cũng có thể ảnh hưởng đến nhau. Cụ thể, nếu bạn rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng kéo dài, mụn sẽ phổ biến hơn.
Làm thế nào để khắc phục mụn nội tiết?
Trên thực tế, cách chữa trị mụn nội tiết tốt nhất chính là điều tiết lại hoạt động của hormone bằng chế độ ăn uống khoa học và sử dụng một số loại thuốc cần thiết theo yêu cầu của bác sĩ. Ngoài ra, chị em có thể bổ sung vào chu trình skincare các lưu ý chăm sóc da sau đây để nâng cao hiệu quả trị mụn nội tiết: