Tôi đã quyết toán các khoản tiền với bố mẹ sau khi tôi vào đại học. Tiền học phí và sinh hoạt phí tôi sẽ tự lo liệu bằng cách đi làm thêm, nếu dư tiền, tôi sẽ gửi cho bố mẹ một ít để hai người có thể thoải mái sống cuộc sống ở quê mà không cần lo nghĩ nhiều đến đứa con gái một thân một mình ở thành phố xô bồ. Và cho đến nay, khi đã đi làm, tôi cũng gửi được cho bố mẹ một khoản kha khá, sắm sửa rất nhiều máy móc hiện đại cho ngôi nhà nhỏ dù đồ đạc căn phòng trọ trên thành phố mà tôi đang sống cũng chỉ dừng ở mức đủ dùng.
Mối quan hệ giữa tôi và gia đình vẫn thực sự rất ổn. Thực tế thì mối quan hệ này vốn đã rất tốt từ khi tôi còn nhỏ. Bố mẹ đối xử với tôi rất tốt, dù vẫn tồn tại một vài mâu thuẫn nhỏ nhưng tôi nghĩ rằng mình không chê được điểm nào ở hai bậc sinh thành.
(Ảnh minh hoạ)
Điều này có thể là do khi còn nhỏ cho đến những năm cấp 3, tôi thường nghe mẹ nhận xét tôi với những người hàng xóm, họ hàng rằng “nó là đứa biết tiết kiệm, biết cách lo cho gia đình”. Sau vài lần nghe được lời của mẹ, tôi cũng dần mường tượng ra được giá trị của đồng tiền, biết cách tiết kiệm, không lãng phí, sử dụng tiền vào những thứ bừa bãi hay không cần thiết.
Đến khi học cấp hai, tôi đến văn phòng của bố để đưa một ít đồ mẹ dặn, đó là lần đầu tiên rồi nhìn thấy máy tính, máy in hay các thứ máy móc phức tạp và một đống giấy tờ chất cao như núi. Tôi cảm nhận được công việc của bố cũng chẳng dễ dàng, nhàn hạ gì như bố đã từng miêu tả. Ngày nào cũng phải đi sớm về hôm, luôn ăn cơm một mình vì vợ con đều đã đi ngủ. Có nhiều thứ tôi chưa biết nhưng có một điều tôi chắc chắn, đó là tiền của bố tôi mang về mỗi tháng không phải rơi từ trên trời xuống.
(Ảnh minh hoạ)
Đến lượt tôi, bản thân quyết định trở thành một freelancer từ khi còn đang học đại học. Khi bắt tay lựa chọn con đường này, tôi đã hình dung ra viễn cảnh không mấy tươi sáng bởi tôi biết thu nhập của nghề này rất bấp bênh, không thể mang lại cho gia đình cảm giác an toàn. Cũng nhờ vậy mà tôi ý thức được rằng chí ít cũng không được phép tạo nên gánh nặng cho gia đình. Tôi biết chính xác chất lượng cuộc sống mà bố mẹ đã hi sinh cho tôi như thế nào. Vì vậy, khi đã trưởng thành rồi, tôi không muốn họ phải hi sinh bất cứ điều gì cho tôi nữa.
Nói trắng ra, tôi biết rằng bố mẹ tôi sẽ có cuộc đời thanh thản với công việc nhàn hạ nếu như không quyết định sinh ra tôi, chính tôi đã làm thay đổi hoàn toàn quỹ đạo của cuộc đời họ. Mẹ tôi sẽ chẳng phải nghỉ làm để lo chuyện gia đình, bố tôi chỉ cần kiếm một công việc lương dăm ba triệu để đủ ăn tiêu, chứ không phải dành tất cả thời gian để làm một công việc vất vả với mức lương cao hơn, đủ để trang trải cho gia đình ba người. Vì vậy, tôi muốn bù đắp cho bố mẹ nhiều nhất có thể, tất nhiên là trong năng lực của tôi.
(Ảnh minh hoạ)
Tôi nghĩ rằng, mức độ can thiệp của hầu hết các bậc cha mẹ vào sự nghiệp của con cái tỷ lệ nghịch với câu trả lời của con cái họ. Một khi họ nhận ra rằng con cái của họ độc lập về kinh tế, sống cuộc sống an ổn thì họ sẵn sàng, an tâm đứng phía sau nhìn con cái trưởng thành. Mẹ tôi hoàn toàn yên tâm sau khi biết được mức lương trung bình của tôi cho nên bà cũng không thắc mắc công việc của tôi là gì.
Nhiều người trẻ có xu hướng đối xử với bố mẹ bằng thái độ sống rất đơn giản: Gửi tiền mỗi tháng là cách phản hồi rõ nhất về công việc, cuộc sống hiện tại của họ. Họ hy vọng bố mẹ sẽ nghĩ rằng mình vẫn sống tốt, chứng minh rằng họ có thể sống tự lập chứ không còn là đứa trẻ nhỏ trong mắt họ nữa.