Tranh cãi nảy lửa câu chuyện đắp mặt với bì lợn, da có thật sự căng bóng như lời đồn?

Người cho rằng loại mặt nạ này rất tốt, cho da căng mịn ngay từ lần đầu sử dụng. Tuy nhiên, cũng có người phản bác cho rằng đây là phương thức làm đẹp phản khoa học. Thực hư thế nào?

Chuyện làm đẹp từ những nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên vốn đã là việc diễn ra thường thấy trong các diễn đàn mạng xã hội. So với việc bỏ ra 1 số tiền lớn để tậu mỹ phẩm và việc chỉ tốn vài nghìn đồng để cho da mặt trẻ trung, láng mịn thì chắc chắn có không ít người chọn cách số 2. Nếu như việc làm mỹ phẩm handmade với thực phẩm rau củ quả đã xuất hiện nhiều thì cách đắp mặt nạ với da heo còn nhiều người ít biết đến.

Mới đây, trên một group chia sẻ kinh nghiệm bếp núc của hội chị em rần rần về cách làm đẹp da mặt với mask da heo. Bài đăng nhận được sự chú ý của nhiều người và nổ ra không ít tranh cãi khiến admin của hội nhóm phải tắt tính năng bình luận.

Tranh cãi nảy lửa câu chuyện đắp mặt với bì lợn, da có thật sự căng bóng như lời đồn? - 1

Tường tận cách làm mặt nạ làm đẹp da mặt của một chiến hữu yêu bếp nhưng nghiện làm đẹp.

Cô nàng chia sẻ rằng, trước đây bị mụn trứng cá hành, nặn nhiều dẫn đến lỗ chân lông to, rỗ mặt thì được em gái chỉ cho công thức mặt nạ từ da heo. Sau một thời gian, mụn biến mất, trả lại làn da căng bóng, trắng, mịn.

Tranh cãi nảy lửa câu chuyện đắp mặt với bì lợn, da có thật sự căng bóng như lời đồn? - 3

Nguyên liệu chính đó là da heo. Cô nàng nhấn mạnh việc chọn loại heo nguyên chất, sạch. Nên chọn loại da phần mông hoặc vai vì da dày, dễ thái. Sau khi sơ chế da sạch và róc hết mỡ thì thái từng miếng nhỏ.

Tranh cãi nảy lửa câu chuyện đắp mặt với bì lợn, da có thật sự căng bóng như lời đồn? - 4

Bước tiếp theo là đun sôi bỏ nước đầu, sau đó ninh nhừ da heo trong 40 phút và cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn. 

Tranh cãi nảy lửa câu chuyện đắp mặt với bì lợn, da có thật sự căng bóng như lời đồn? - 5

Hỗn hợp xay xong thì có màu hồng hồng. Cô nàng cẩn thận bỏ hộp để trữ ngăn mát. Hạn sử dụng tối đa trong vòng 1 tuần lễ.

Tranh cãi nảy lửa câu chuyện đắp mặt với bì lợn, da có thật sự căng bóng như lời đồn? - 6

Sau khi rửa mặt sạch thì cô bôi chồng nhiều lớp bì heo lên mặt để lớp mặt nạ dày thì khi khô keo sẽ dễ dàng tháo gỡ hơn. Cô nàng còn nhấn mạnh việc không rửa lại mặt sau đó mà để tận sáng ngày hôm sau mới rửa để cho "thẩm thấu".

Tranh cãi nảy lửa câu chuyện đắp mặt với bì lợn, da có thật sự căng bóng như lời đồn? - 7

Mặt nạ bì heo khi khô lột ra sẽ kết dính nhau thành một lớp mask trông y hệt như mask giấy. Khi lớp mặt nạ càng khô thì bóc sẽ có cảm giác tê tê một chút ở làn da.

Đối với những "con nghiện" skincare và những người yêu thích làm đẹp liền ngay lập tức lao vào tranh cãi, bình luận về phương pháp làm đẹp gần như là 0 đồng này.

Tranh cãi nảy lửa câu chuyện đắp mặt với bì lợn, da có thật sự căng bóng như lời đồn? - 8

Số đông phản bác bài đăng của "chủ thớt": "Nhiều khi có những phương pháp làm đẹp thời xa xưa truyền lại không hẳn là tốt đâu mọi người ạ", "Không phải cái gì ăn được cũng có thể dễ dàng đưa lên mặt đắp được đâu các chị ạ, nếu dễ dàng thế thì cần gì AHA, BHA, Retinol?", "Những người da nhạy cảm, mỏng, mụn mà làm theo dễ mụn lắm", "Cẩn thận bò lành thành bò què..."

Tuy nhiên, cũng có những người đã từng chiêm nghiệm món đồ làm đẹp rẻ bèo này và tranh cãi.

Tranh cãi nảy lửa câu chuyện đắp mặt với bì lợn, da có thật sự căng bóng như lời đồn? - 9

"Nghe ghê vậy chứ đắp thấy tốt nha", "Đắp xong da mịn lắm lắm, dùng kiên trì da đẹp hơn nhiều á", "Da căng bóng phải biết luôn, mỗi tội hơi tanh, về sau quen", "Mình đã dùng và thấy rất tốt, nhưng quá lích kích và không theo nổi",...

Thực tế, việc đắp mặt nạ và để khô rồi lột đi, khoa học thường gọi là peel-off. Đây là một biện pháp tẩy da chết để đánh bay lớp sừng trên bề mặt da. Có lẽ đó là lí do giải thích cho việc đắp mặt nạ da heo và thấy da cải thiện. Thế nhưng, vẫn có rất nhiều mâu thuẫn khi giải thích theo các nghiên cứu khoa học đã từng được công bố.

Trong da heo có rất nhiều collagen tốt cho sức khoẻ con người. Khi nạp da heo vào cơ thể theo đường ăn sẽ chuyển hoá thành chuỗi acid amin tương tự với acid amin của cơ thể con người. Quá trình chuyển hoá này sẽ phần nào làm hao hụt lượng collagen có trong thực phẩm, nên các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra chế phẩm collagen từ da heo chỉ hấp thu ~70% với cơ thể con người.

Bên cạnh đó, bản chất da heo hay mỡ đều thuộc nhóm chất giữ ẩm và khoá ẩm. Các nhóm chất này sẽ ngăn thoát nước biểu bì và làm mềm mô biểu bì da, tuy nhiên nguy cơ gây tăng nghẽn cao cho da dầu mụn. Do đó chỉ nên bôi mỡ lợn trên da khô. Tuy nhiên, vấn đề vệ sinh thực phẩm trong quá trình chế biến tại nhà cũng không thể đảm bảo được 100% chất lượng sạch cho da.

Theo giáo sư bác sĩ Arthur W. Perry, giáo sư của Đại học Y và Nha khoa (New Jersey, Mỹ) thì khả năng hấp thụ của collagen phụ thuộc vào kích thước phân tử của nó. Phân tử có kích thước lớn hơn 500 Dalton (đơn vị đo của phân tử) hoặc lớn hơn không thể xâm nhập qua lớp ngoài của da để vào trong được.

Tranh cãi nảy lửa câu chuyện đắp mặt với bì lợn, da có thật sự căng bóng như lời đồn? - 10

Hầu hết các sản phẩm chăm sóc da như mặt nạ, kem dưỡng collagen chứa các phân tử collagen từ khoảng 3000 – 50.000 Dalton (tùy vào phương pháp thu collagen), nó lớn hơn rất nhiều so với con số 500 Dalton. Do đó khả năng thẩm thấu chỉ chạm ngưỡng biểu bì.

Khoa học hiện nay đang không ngừng cố gắng tiến hoá để áo dụng các công nghệ như Thuỷ phân Collagen, Bọc Liposome,... để nén và làm phân tử collagen nhỏ lại gia tăng độ thẩm thấu, tuy nhiên các cố gắng đó vẫn chưa có tác dụng qua lớp biểu bì. Nếu bạn là một người nghiện chăm sóc da thì nên cân nhắc khi thực hiện biện pháp làm đẹp nêu trên.

Từng là mỹ nhân đẹp nhất lịch sử Hong Kong, nhan sắc Vương Tổ Hiền ở tuổi 54 gây choáng
Theo Tóc Vàng (thoidaiplus.giadinh.net.vn)