1001 cách tiết kiệm giúp dân văn phòng bớt "đau đầu" mùa bão giá

Dân công sở nỗ lực tìm cách vượt qua những khó khăn tài chính bằng những giải pháp “độc đáo”, nhưng không kém phần hiệu quả. Trong giai đoạn kinh tế biến động, tài chính cá nhân là bài toán đau đầu của dân văn phòng, đặc biệt là người trẻ. Họ dễ "rơi" vào vòng xoáy chi tiêu thiếu kiểm soát, dẫn đến tình trạng rỗng ví cuối tháng.
1001 cách tiết kiệm giúp dân văn phòng bớt đau đầu mùa bão giá - Ảnh 1.

Giống như các thế hệ trước, người trẻ tin rằng nếu họ tìm được một công việc tốt và làm việc chăm chỉ, họ sẽ gặt hái được thành quả xứng đáng. Thực tế, nếu chỉ làm một công việc 8 tiếng/ ngày, rất khó để họ có nguồn tài chính thoải mái. Do vậy, nhiều người trẻ phải tìm cách tăng thu nhập, làm 2-3 "jobs" một lúc. Họ được xem là thế hệ luôn hối hả với công việc, song cũng phải đối mặt với nhiều áp lực về tinh thần, lẫn thể chất. 

1001 cách tiết kiệm giúp dân văn phòng bớt đau đầu mùa bão giá - Ảnh 2.

Đối với Giang Linh (25 tuổi, Hà Nội), việc làm thêm giờ là điều không thể tránh khỏi. Đặc biệt trong lĩnh vực truyền thông, những thời điểm "vào mùa" như cuối năm,ngày nào cô bạn cũng phải làm thêm giờ. Ngoài áp lực trong công việc, cô bạn còn phải "chống chọi" với những cạm bẫy chi tiêu, để không rơi vào tình trạng "rỗng túi".

"Mỗi khi áp lực, mình thường lên các app để shopping, ‘mua niềm vui'. Những lần mua được bộ quần áo xinh xắn, uống trà sữa hay ăn vặt, mình cảm thấy xả stress lắm. Mà đôi lúc cũng tiêu tiền "quá chén", xong lại stress tiếp vì áp lực tài chính", Linh buồn bã nói.

1001 cách tiết kiệm giúp dân văn phòng bớt đau đầu mùa bão giá - Ảnh 3.

Đối mặt với những "thử thách" chi tiêu, dân công sở đã tìm nhiều giải pháp quản lý tài chính cá nhân, "năng suất" như cách họ "chạy deadline" mỗi ngày. Thậm chí, họ còn có những cách tiết kiệm "độc đáo" để kiểm soát chi tiêu.

1001 cách tiết kiệm giúp dân văn phòng bớt đau đầu mùa bão giá - Ảnh 4.

Ngoài sếp tâm lý, công việc phù hợp, niềm vui lớn tiếp theo trong đời sống công sở là tìm được "cạ cứng" ở công ty. Trong lần chuyển việc gần đây, Khánh Huyền (26 tuổi, Hà Nội) đã tìm được môi trường làm việc "trong mơ", với những người đồng nghiệp chỉ mới gặp lần đầu mà cảm tưởng như đã thân nhau chục năm.

1001 cách tiết kiệm giúp dân văn phòng bớt đau đầu mùa bão giá - Ảnh 5.

Không chỉ giúp đỡ nhau trong công việc, Khánh Huyền và đồng nghiệp còn hỗ trợ nhau để chi tiêu tiết kiệm. "Mình sống cùng khu phố với chị đồng nghiệp ngồi cạnh, cách công ty khoảng 7km. Thời điểm giá xăng tăng chóng mặt vào năm ngoái, mình với chị đồng nghiệp đã quyết định "lập hội" chở nhau đi làm. Chẳng hạn, tuần này mình chở thì tuần sau sẽ tới phiên chị ấy. Trước đó, mỗi tháng mình chi 500 nghìn cho tiền xăng nhưng con số này đã giảm còn 250 nghìn".

Cho đến bây giờ, Khánh Huyền và đồng nghiệp đã giữ thói quen chở nhau đi làm được gần 1 năm. Ngoài tiết kiệm tiền, cả 2 đã thân nhau hơn, trở thành "cạ cứng" không chỉ trong môi trường công sở mà còn cả ngoài công ty. Theo Khánh Huyền, số tiền tiết kiệm được là một con số không lớn, tuy nhiên "góp gió thành bão". Cân nhắc cẩn thận, chi tiêu hợp lý giúp cô bạn tích lũy được những khoản nhỏ, nhưng góp lại sẽ được một khoản dự phòng cho những rủi ro bất ngờ.

1001 cách tiết kiệm giúp dân văn phòng bớt đau đầu mùa bão giá - Ảnh 6.

Một trong những đồ uống không thể thiếu đối với dân công sở chính là cà phê. Buổi sáng trước khi lên văn phòng, nhiều người sẽ "tạt ngang" qua quán cà phê, mua cho mình một ly cà phê đen để bắt đầu ngày mới "đúng cách". Và Nguyễn Quang (27 tuổi, TP Hồ Chí Minh) luôn chi khoảng 50 nghìn đồng để mua cà phê tại sảnh tòa văn phòng, trung bình mỗi tháng chi khoảng 1,5 triệu đồng uống cà phê, chiếm khoảng 10% thu nhập hàng tháng.

1001 cách tiết kiệm giúp dân văn phòng bớt đau đầu mùa bão giá - Ảnh 7.

"Mình là kiểu người nếu không có cà phê, mình sẽ không tỉnh táo và không đủ sự tập trung để làm việc. Đối với mình, khoản chi dành cho cà phê là thiết yếu. Tuy nhiên, khi vật giá leo thang, mình bắt đầu ghi chép lại chi tiêu hàng ngày. Mình nhận ra mỗi tháng chi đến 10% thu nhập cho cà phê. Nó còn nhiều hơn khoản tiền ăn sáng, xăng xe hàng tháng của mình. Mình đã quyết giảm khoản chi này xuống".

Theo đó, Nguyễn Quang đã thay đổi thói quen từ mua cà phê ở ngoài thành tự pha cà phê ở nhà. Cậu bạn đầu tư mua 1 chiếc máy cà phê giá vừa phải cũng như hạt cà phê yêu thích. Nhiều người có thể cho rằng pha cà phê tại nhà mà đầu tư như vậy thì sẽ không rẻ hơn so với mua ở quán. Tuy nhiên, Quang ưu tiên những sản phẩm hợp túi tiền, có thể dùng trong thời gian dài, nên tính ra trung bình cậu bạn chỉ chi khoảng 20 nghìn/ cốc mà còn đảm bảo an toàn thực phẩm và hương vị ngon đúng sở thích. Tháng đầu tiên, Quang đã tiết kiệm được khoảng 900 nghìn/ tháng, số tiền này đủ để anh chàng chi trả tiền xăng xe trong vòng 2 tháng.

1001 cách tiết kiệm giúp dân văn phòng bớt đau đầu mùa bão giá - Ảnh 8.

Cũng giống như nhiều người trẻ bị cuốn vào guồng quay công việc, nỗ lực để phát triển bản thân, Giang Linh (25 tuổi, Hà Nội) thường xuyên bận rộn, đôi lúc phải tranh thủ làm việc trong cả giờ ăn. Do vậy, đặt đồ ăn qua app giúp cô bạn tiết kiệm nhiều thời gian, không cần dậy sớm và suy nghĩ "trưa nay ăn gì?". Tuy nhiên, một số người lại cho rằng như vậy đang khá lãng phí tiền bạc vì rõ ràng tự nấu đồ ăn trưa sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều.

"Lý thuyết là như vậy, nhưng điều này không đúng với mình. Mình không giỏi nấu ăn, cũng chẳng có nhiều thời gian rảnh nên đặt đồ ăn bên ngoài sẽ phù hợp hơn. Ăn ngon cũng giúp mình có thêm năng lượng để làm việc.". 

1001 cách tiết kiệm giúp dân văn phòng bớt đau đầu mùa bão giá - Ảnh 9.

Giang Linh chia sẻ nếu biết cách đặt đồ ăn qua app, dùng mã ưu đãi "đúng quán", "đúng thời điểm" thì không những được giảm giá, mà còn được ăn nhiều món ngon, chất lượng. "Mình thường canh những khung giờ vàng sáng hoặc trưa, áp dụng nhiều mã một lúc, hay chọn món trong mục Grab Ngon Rẻ trên GrabFood để đặt. Vì nhu cầu đặt đồ ăn cao, gần như mọi bữa trong ngày, mình có đăng ký thêm gói hội viên GrabUnlimited để luôn có sẵn mã freeship", cô nàng chia sẻ bí quyết tiết kiệm khi đặt đồ ăn online. Không chỉ tiết kiệm phí ship vì luôn có 99 mã giảm 15.000đ cho đơn hàng từ 100.000đ, gói hội viên này còn có nhiều mã giảm giá cho các dịch vụ đặt xe, đi chợ online.

"Mình cũng gia hạn gói lần thứ 3 rồi đó. Điều thuyết phục mình gia hạn mỗi tháng là không bị giới hạn số lần dùng mã freeship trong ngày, cực kỳ tiện lợi cho đứa gọi đồ ăn cả ba bữa như mình.". Linh cho biết.

Để tránh những tháng chi sạch tiền cho nhu cầu cá nhân, dân văn phòng cần tránh xa những "bẫy chi tiêu" phổ biến. Đồng thời cũng nên linh hoạt tiết kiệm theo nhiều cách khác nhau, số tiền ban đầu tuy nhỏ nhưng "tích tiểu thành đại", bạn sẽ để dành được một khoản đáng kể. Cùng với đó, trong giai đoạn thắt chặt chi tiêu như hiện nay, đăng ký các gói hội viên trên các ứng dụng đặt đồ ăn cũng là một cách tiết kiệm hiệu quả, giúp dân công sở chủ động hơn trong việc dùng mã ưu đãi, sớm đạt được mục tiêu tự do tài chính.