3 bài học "đắt hơn vàng" của Tào Tháo: Người nào thực hiện đủ có thể lật ngược ván cờ cuộc đời

Những bài học của Tào Tháo dưới thời Tam Quốc vẫn còn áp dụng được đến ngày nay.

Trong mắt người đời, Tào Tháo là gian hùng thời kỳ Tam Quốc. Ông một đời trải qua không biết bao trận chiến, cũng để lại cho hậu thế rất nhiều kho tàng văn hóa, nhưng câu nói mà mọi người ấn tượng nhất khi nhắc tới Tào Tháo đó là "ninh ngộ phụ nhân, vô nhân phụ ngộ" (thà ta phụ người chứ không để người phụ ta). Câu nói này vẫn luôn được ứng dụng cho tới tận ngày hôm nay.

Dù là Gia Cát Lượng mưu trí hơn người cũng phải dè chừng từng phút từng giây, dù là Tư Mã Ý với mưu sâu kế hiểm cũng phải trốn tránh chờ thời. Chính vì lẽ đó, từ đường lối tư duy và những quyết định của Tào Tháo, người ta luôn có thể khai thác được nhiều bài học sâu xa, tưởng là đơn giản, nhưng lại “đắt như vàng” với người biết áp dụng vào cuộc sống và sự nghiệp.

Dùng người thì không nghi, nghi người thì không dùng

Chỉ cần là người tài là sẽ được trọng dụng, đây là nguyên tắc dùng người nổi tiếng của Tào Tháo. Tào Tháo thân là một trong ba đầu tàu Tam Quốc, ông không giống như Gia Cát Lượng hay Lưu Bị, dưới sự dẫn dắt của Gia Cát Lượng, nhân tài nhất định phải có nhân phẩm tốt, tài đức vẹn toàn mới được trọng dụng, nhưng Tào Tháo lại không quan tâm những điều này, đối với ông mà nói, một người chỉ cần có năng lực là sẽ được trọng dụng, cho dù đức hạnh không tốt cũng chẳng sao.

Tào Tháo và Viên Thiệu chống nhau ở Quan Độ, quân Tào sắp cạn lương, quân Viên Thiệu hay đến tập kích. Viên Thiệu có cơ hội để đánh Tào Tháo, nhưng vì không nghe lời Hứa Du, bỏ lỡ thời cơ, Hứa Du cũng bỏ sang doanh Tào. Tào Tháo nghe tin Hứa Du đến, không kịp đi giày, chân không ra đón tiếp, sau đó hoàn toàn tin tưởng mưu kế của Hứa Du, đại phá quân của Thiệu tại Quan Độ.

3 bài học đắt hơn vàng của Tào Tháo: Người nào thực hiện đủ có thể lật ngược ván cờ cuộc đời - Ảnh 1.

Trong mọi việc, phải nghĩ ba bước trước khi tiến một bước

Khi đối đầu với Viên Thiệu, Tào Tháo đã cân nhắc ưu khuyết điểm của mình và chủ động nhường chức Đại Tướng quân để tập trung kiểm soát tốt hơn quyền lực trong tay mình. Thời gian sau, Tào Tháo nhân danh Hoàng đế hủy bỏ chức vị tam công, khôi phục chức Thừa tướng của bản thân, cao hơn chức vị Đại Tướng quân trong tay Viên Thiệu hiện tại. Ở những cương vị quan trọng trong triều đình, ông cũng phân bổ rất nhiều người của phe mình.

Tào Phi cũng được Tào Tháo đưa lên giữ chức Ngũ quan Trung lang tướng, tức Phó thừa tướng nhà Hán. Từng bước một, ông đem quyền lực khống chế trong tay rồi ép Thiên tử hạ chiếu xác nhập mười bốn Châu trong thiên hạ thành Cửu Châu.

Tiếp đến, Hán Hiến Đế Lưu Hiệp sắc phong Tào Tháo làm Ngụy Vương, ấp 3 vạn hộ, chức trên các chư hầu. Lúc này, ngoại trừ xưng Đế trên danh nghĩa thì Tào Tháo thâu tóm toàn bộ quyền lực trong tay, không khác gì một vị đế vương thực sự.

Có thể thấy rằng, để khống chế cục diện triều chính, ngay từ đầu, Tào Tháo đã lên kế hoạch toàn bộ đường đi nước bước, lùi một bước để tiến ba bước.

Với sự khôn khéo này, quả thực, Tào Tháo chính là "nhất đại kiêu hùng" thời Tam Quốc, nửa đời đứng trên đỉnh cao quyền lực bằng chính tài năng và bản lĩnh của mình.

3 bài học đắt hơn vàng của Tào Tháo: Người nào thực hiện đủ có thể lật ngược ván cờ cuộc đời - Ảnh 2.

Khi thời cơ đến thì tuyệt đối đừng bỏ lỡ

Thắng bại trong sự lựa chọn giữa Tào Tháo và Viên Thiệu chủ yếu được quyết định bởi cách nắm bắt cơ hội khác nhau giữa hai người họ. Cuộc thảo phạt Công Tôn Toản của Viên Thiệu chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng, quân đội không có đủ thời gian nghỉ ngơi và hồi phục, lương thảo thì không tích trữ sung túc. Ngược lại, Tào Tháo đã sớm chuẩn bị xong ngay từ đầu, tính toán đúng chuẩn khi thời cơ vừa hé lộ, ông dốc toàn lực để nắm bắt và giành phần thắng lớn hơn.

Người xưa có câu: “Phàm là việc gì có sự chuẩn bị trước thì thành công, còn không chuẩn bị trước tất sẽ thất bại”.

Cơ hội chỉ dành cho người đã chuẩn bị chứ không giậm chân tại chỗ để chờ đợi người khác. Đại đa số những kết quả sai sót hay thất bại cuối cùng đều có một phần lỗi đến từ sự chuẩn bị không đầy đủ, do đó, muốn gặt hái thành công, bước đầu chúng ta bắt buộc phải chuẩn bị chu đáo thì mới có được.

Nếu chỉ dựa vào thiên phú, tài năng và ưu thế trời cho thì rất khó có thể trở thành anh hùng, ít nhất phải có cả vận may nữa. Vận may ở đây chính là cơ hội, không phải lúc nào cũng có, nhưng nếu bạn biết nắm bắt và tận dụng thì sẽ có khả năng đạt nhiều thành công hơn nữa. Còn nếu bỏ qua hoặc không có được cơ hội thích hợp thì bất kỳ một anh hùng vĩ đại nào cũng có thể thất bại.