3 ĐIỀU cần phải "chỉn chu" để sở hữu khí chất ngút ngàn vạn người mê, thiếu một cũng không được

Sự chỉn chu, không chỉ thể hiện ở vẻ ngoài hay trang phục, mà còn ở nội tại và cách ăn nói trong giao tiếp.

Có câu: “Khí chất đẹp đẽ nhất của một người là sự sạch sẽ tinh tươm. Làm người cũng vậy, càng sạch sẽ thì càng cao quý”.

Muốn sở hữu khí chất vạn người mê, hãy khoan tiêu tiền tốn bạc vào quần áo và mỹ phẩm đắt tiền, mà tập trung rèn luyện 3 điểm này:

1. Vẻ ngoài chỉn chu là tấm danh thiếp đắt giá nhất

Từ nhỏ chúng ta đã được dạy rằng: Ăn vận, mũ đội phải chỉnh tề, cúc phải cài đàng hoàng, tốt nhất là quần áo phải thẳng thớm trước khi ra đường.

Vẻ ngoài không cần lộng lẫy động lòng người, quan trọng nhất chính là sự sạch sẽ khiến ai nhìn vào cũng dễ chịu, hài lòng.

Không phải tự nhiên mà người xưa thường nói: Gương mặt khắc họa tính cách, cách đi đứng chứa đựng sự giáo dục gia đình.

Sự chỉn chu trong vẻ ngoài thể hiện thái độ của một người đối với cuộc sống. Cũng là điều góp phần lớn trong thái độ mà đối phương dành cho bạn.

Thật vậy! Nhan sắc tuy không xuất chúng, nhưng vẫn có thể cười tươi và lạc quan. Áo quần tuy không diễm lệ cao sáng, nhưng vẫn có thể chỉn chu lịch sự…

Người chú trọng sự đàng hoàng từ ấn tượng bên ngoài, bất kể giàu có hay túng thiếu, cũng có thể khiến người người yêu thích, tìm về cơ hội.

3 ĐIỀU cần phải chỉn chu để sở hữu khí chất ngút ngàn vạn người mê, thiếu một cũng không được - Ảnh 1.

2. Ăn nói lịch sự là sức hấp dẫn vạn người mê

Lời nói là tiếng lòng của trái tim, thể hiện cả nhân phẩm và tính cách của một người.

Sự chỉn chu, không chỉ thể hiện ở vẻ ngoài hay trang phục, mà còn ở nội tại và cách ăn nói trong giao tiếp.

Vẻ ngoài chỉn chu có thể khiến người khác yêu thích từ ánh nhìn đầu tiên, nhưng ngôn từ và hành vi lịch sự có thể kéo dài mối quan hệ, khiến tình cảm thêm khăng khít.

Cổ nhân nói: “Họa từ miệng mà ra, người ăn nói sạch sẽ thường phúc vận tràn đầy”.

Người xưa dạy không sai một chút nào! Ăn nói đâm chọc, mỉa mai, thích hạ bệ người khác là biểu hiện của tiểu nhân. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau, mặc dù không thể biết được thâm tâm họ nghĩ gì, nhưng ít nhất người nghe cũng mát lòng mát dạ.

Trải nghiệm nhiều rồi mới biết, một câu nói đùa cũng khiến người người tổn thương, một lời ác ý có thể cuộc đời sụp đổ mà không hề hay biết.

Đồng thời cũng phải hiểu: “Lời ác không nên thốt ra từ miệng, câu độc địa cũng không cần giữ lại bên tai”.

Trong cuộc sống luôn có một số người thích nói lời ác ý, ép đối phương vào đường cùng. Do đó nên biết chọn lọc khi nghe, để không rước phiền hà, thị phi vào người.

3 ĐIỀU cần phải chỉn chu để sở hữu khí chất ngút ngàn vạn người mê, thiếu một cũng không được - Ảnh 2.

3. Nhân phẩm trong sạch là đức hạnh cao quý

Có một câu chuyện thế này:

Một thanh niên đi phỏng vấn vị trí bán hàng. Nhà tuyển dụng hỏi: “Cậu có thể chứng minh năng lực của mình không?”.

Thanh niên đắc ý kể: “Tôi từng bán thành công khóa học giá mấy chục triệu cho một người phụ nữ trung niên lương tháng chỉ có vài triệu đồng, mà tôi còn thành công khiến cô chốt đơn chỉ trong vòng 7 ngày”.

Cuối cùng thanh niên này không được nhân, nhà tuyển dụng giải thích: “Tôi công nhận năng lực, nhưng nhân phẩm của cậu khiến tôi e ngại”.

Người tài giỏi đến mấy nhưng không có bản thiện trong trái tim thì khó nhận được sự tôn trọng từ bất cứ ai.

Chỉ khi biết dùng sự chân thành để đối xử với thế giới thì cuộc đời mới trả lại sự dịu dàng chân chính. Bất kể nơi đâu và khi nào, hãy giữ vững sơ tâm. Làm điều tốt thì đi đâu cũng có cơ hội trở mình.