Lập thời gian biểu
Chúng ta sẽ rất khó khăn để thích ứng nhanh với lượng công việc lớn ngay sau khi có một kỳ nghỉ dài. Vì vậy, cách dễ dàng nhất để vượt qua hội chứng này chính là bạn phải giúp cơ thể quay lại nhịp sống cũ một cách mượt mà.
Theo Giáo sư Laurie Santos đã chia sẻ rằng “Hãy cho bản thân một chút từ bi, cho nên bạn không nhất thiết phải vùi đầu vào công việc ngay lập tức”. Lời khuyên dành cho bạn chính là bạn nên dành ra 1-2 ngày để sắp xếp ổn thỏa công việc trước khi bắt đầu đi làm lại. Đồng thời, quá trình này nên diễn ra từ tốn, không bị gò bó.
Lưu giữ những kỉ niệm của kỳ nghỉ
Thực tế, việc kết thúc một kỳ nghỉ không có nghĩa là bạn sẽ hoàn toàn chấm dứt cuộc vui. Mà chúng ta có thể tận hưởng dư âm của kì nghỉ bằng cách duy trì trạng thái thư giãn, thoải mái như trước.
Nhà tâm lý học Tracy Thomas cho rằng việc quan trọng là bạn xác định được điều gì khiến mình cảm thấy thoải mái khi đi nghỉ dưỡng. Sau đó, bạn hãy cố gắng biến nó thành một phần thực tế hàng ngày của bạn. Chẳng hạn, bạn có thể thử đến một nhà hàng mới hoặc đi dạo phố vào ban đêm để thư giãn đầu óc.
Tập thể dục
Việc tập thể dục nhịp điệu là cách tốt để chống lại nỗi âu lo và trầm cảm. Một cuộc nghiên cứu đã công bố là những người trưởng thành đi bộ tầm 90 phút/tuần sẽ có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm thấp hơn 18% so với người không tập thể dục.
Ngoài việc giảm khả năng mắc hội chứng “buồn bã hậu du lịch” thì tập thể dục còn có vai trò cải thiện giấc ngủ. Hơn thế nữa, nó còn giúp bạn có tâm trạng ổn định hơn, chịu áp lực tốt hơn trước những sự kiện quan trọng.
Hiểu chính mình
Khi tâm sự với người thân về những gì mình đang trải qua có thể giúp nhiều người phấn chấn hơn. Tuy nhiên, một số người chỉ phù hợp với kiểu tự an ủi chính mình thông qua viết nhật ký. Hành động này sẽ giúp họ hiểu rõ hơn về cảm xúc, hành động của chính bản thân mình. Đặc biệt, viết nhật ký cũng là lựa chọn thú vị cho người sống khép kín.