6 nguyên nhân khiến vợ chồng không muốn nói chuyện với nhau

Gia đình hạnh phúc là nơi được xây dựng bằng sự hiểu biết, yêu thương lẫn nhau, thường xuyên được củng cố bằng tình cảm, lòng trắc ẩn giữa vợ chồng.

Khi ai đó, đặc biệt là vợ của bạn không lắng nghe bạn, bạn có thể cảm thấy không được yêu thương, không được tôn trọng và cảm thấy bối rối.

Để tình cảnh này không trở nên trầm trọng hơn, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân khiến đối phương không chịu nghe lời và hợp tác với mình.

Các cuộc trò chuyện ít vui vẻ

Bạn nên nhận thức được giọng điệu và cách giao tiếp phi ngôn ngữ với vợ của mình. Bạn có thường xuyên nói cộc lốc hoặc bất cẩn với giọng điệu của mình không? Bạn có thói quen ngắt lời khi vợ đang nói không? Bạn có xu hướng độc chiếm các cuộc trò chuyện...? Những điều này có thể ảnh hưởng đến mức độ giao tiếp giữa hai người.

Quá tập trung vào bản thân

6 nguyên nhân khiến vợ chồng không muốn nói chuyện với nhau - Ảnh 1.

Giao tiếp được ví như con đường hai chiều. Cởi mở để lắng nghe ý kiến khác với ý kiến của bạn có thể làm cho cuộc trò chuyện trở nên phong phú hơn. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ muốn vợ đồng ý với mình, điều đó có thể khiến cô ấy cảm thấy mình không cần thiết trong cuộc trò chuyện.

Thuyết trình tạo ra một bầu không khí mang lại cho bạn sức mạnh kiến thức đồng thời giảm thiểu những suy nghĩ, cảm xúc và ý kiến của bạn đời. Theo lẽ tự nhiên, cô ấy sẽ không lắng nghe hoặc không muốn tham gia nhằm tránh xung đột.

Việc bạn chỉ nói về bản thân có thể khiến vợ cảm thấy rằng bạn không quan tâm đến cô ấy và những gì đang diễn ra trong cuộc sống của cô ấy. Cuộc thảo luận nên có sự tương tác qua lại.

Rất nhiều người trong chúng ta mắc lỗi vì quá tập trung vào bản thân đến mức loại trừ những người chúng ta yêu thương. Thật không dễ dàng để chấp nhận rằng chúng ta góp phần nuôi dưỡng một môi trường giao tiếp không lành mạnh.

Khi bạn nhận ra điều này, bạn có thể thực hiện các bước để khôi phục lại cách giao tiếp của mình. Thừa nhận bất kỳ sai lầm nào và chú ý đến những thói quen giao tiếp xấu mà bạn có thể mắc phải.

Cuộc trò chuyện bắt đầu không đúng lúc

Trước khi bắt đầu một cuộc trò chuyện, hãy hỏi cô ấy “Đây có phải là thời điểm phù hợp không? Trong các cuộc thảo luận trước đây, có thể bạn đã bắt đầu khi vợ bạn đang bị phân tâm. Đôi khi cô ấy có quá nhiều việc phải làm đến nỗi không thể theo kịp tất cả các thông tin đến với mình.

Bạn cần phải giao tiếp nhưng cũng nên tôn trọng cô ấy và hỏi xem đây có phải là thời điểm thích hợp cho cuộc trò chuyện hay không. Điều quan trọng là làm cho thông điệp của bạn được cô ấy nghe và hiểu. Tìm đúng thời điểm sẽ nâng cao cơ hội.

Phàn nàn lấn át các cuộc trò chuyện

Tất cả chúng ta đều có những ngày tồi tệ và những tương tác tồi tệ. Việc chia sẻ những điều đó với vợ là điều bình thường, nhưng thường xuyên phàn nàn có thể là một vấn đề.

Nếu vợ bạn đã đưa ra những cách để giảm bớt lời phàn nàn của bạn mà không có kết quả, thì việc tiếp tục lắng nghe có thể là một thách thức với cô ấy. Cuối cùng, cô ấy buộc phải im lặng.

Vấn đề thính giác và những lý do khác

6 nguyên nhân khiến vợ chồng không muốn nói chuyện với nhau - Ảnh 2.

Bạn cần phải giao tiếp nhưng cũng nên tôn trọng cô ấy và hỏi xem đây có phải là thời điểm thích hợp cho cuộc trò chuyện hay không. (Ảnh: ITN).

Ngoài tất cả những lý do trên, còn có một nguyên nhân lớn khiến vợ không lắng nghe bạn, đó chính là chủ đề bạn lựa chọn để nói. Rất có thể cô ấy không thích những chủ đề nhàm chán bạn nói, hoặc cô ấy đang nghĩ về những gì cô ấy muốn phản biện trong lúc bạn đang nói.

Cũng có trường hợp đối phương có vấn đề về thính giác hoặc họ có những vấn đề khác cần giải quyết một mình hoặc với cố vấn.

Giao tiếp là huyết mạch của bất kỳ mối quan hệ nào, đặc biệt là quan hệ vợ chồng. Khi hai người tìm cách tạo ra sự giao tiếp cởi mở, tương hỗ và lắng nghe, mối quan hệ sẽ tiếp tục được củng cố trong tương lai.

Theo firstthings.org