Bà Trịnh (sống ở Vũ Hán, Trung Quốc) chìm trong đau buồn sau cái chết của đứa con trai duy nhất. Vợ chồng bà đều là bác sỹ và hy vọng đứa con trai mà họ nuôi dạy cẩn thận từ nhỏ cũng sẽ nối nghiệp mình. Nhưng vào năm cuối trung học, cậu con trai bị tai nạn ô tô và chết khi được đưa đến bệnh viện.
Không được gặp con lần cuối, vợ chồng bà Trịnh suy sụp tinh thần. Người mẹ càng khó đối mặt với thực tế đau buồn này. Khi hỏa táng con trai, bà yêu cầu đốt cả chiếc điện thoại di động của con, than rằng nếu ông trời thương mà cho bà gọi điện được cho con, nghe giọng con nói thì dù không thể gặp mặt, bà cũng thấy được an ủi.
Bà Trịnh vẫn thường gọi điện vào số máy của con trai đã khuất.
Và thế là sau đó, mỗi khi rảnh rỗi, bà Trịnh thường gọi vào số điện thoại di động của con và tưởng tượng ai đó sẽ trả lời. Không ngờ một ngày có người thực sự nghe máy. Bà hồi hộp hỏi dồn: “Là con phải không? Con trai của mẹ phải không? Là mẹ đây!”. Nhưng đầu dây bên kia rất ồn ào và không có phản hồi, cuối cùng bà Trịnh đành cúp máy.
Đêm đó, người mẹ không thể ngủ được. Ngày hôm sau, bà gọi lại và cuộc gọi được kết nối. Phía bên kia là một chàng trai. Rõ ràng đó không phải giọng của con trai bà, nhưng hai người vẫn trò chuyện. Bà Trịnh giải thích rằng đây là số điện thoại từng thuộc về người con trai đã khuất của bà.
Chàng trai ở đầu bên kia an ủi bà và tiết lộ rằng số này mới được cấp cho anh cách đây không lâu. Qua trò chuyện, bà Trịnh được biết người này là Trần Vỹ, hơn con mình 2 tuổi, hiện đã đi làm.
Người mẹ rất sốc khi biết Trần Vỹ có sinh nhật trùng với con trai mình, và cũng từng mơ ước trở thành bác sỹ. Nhưng không may, khi Trần Vỹ học xong năm đầu đại học thì mẹ bị bệnh nặng. Là con một nên anh phải nghỉ học, đi làm bán thời gian để kiếm tiền cho mẹ chữa bệnh, đồng thời chăm sóc bà.
Sau một thời gian trò chuyện qua điện thoại, bà Trịnh và Trần Vỹ gặp nhau.
Sau một thời gian trò chuyện qua điện thoại, bà Trịnh và Trần Vỹ quyết định gặp nhau. Điều bất ngờ là chàng trai này có dung mạo rất giống người con đã khuất của bà Trịnh, thậm chí giống cả nốt ruồi trên mặt.
Sau này, Trần Vỹ thường xuyên đến thăm vợ chồng bà Trịnh, và họ cũng đến thăm mẹ anh. Hai gia đình như trở thành một và Trần Vỹ thành đứa con chung. Bà Trịnh nhận chàng trai trẻ này làm con đỡ đầu và giúp anh đi học trở lại.
Bà Trịnh nghĩ rằng, có lẽ trên thiên đường, con trai bà sợ bố mẹ cô đơn nên đã run rủi cho Trần Vỹ xuất hiện trong cuộc đời họ. Còn Trần Vỹ cũng hứa sau này sẽ phụng dưỡng bố mẹ nuôi đến cuối đời.
(Nguồn: Sohu)