Nuôi con của em chồng ròng rã 22 năm, ngày con đoàn tụ với mẹ ruột, tôi đau lòng vô cùng: Đến khi ngã bệnh, tôi mới hiểu thấu!

Thấy con hiếu thảo, tự nhiên tôi thấy bản thân thật nhỏ nhen, ích kỷ khi không muốn Tiểu Giang gặp mẹ ruột.

Bài viết là lời chia sẻ của Nhược Mai, được đăng lên Toutiao (MXH Trung Quốc) đã lập tức nhận được sự quan tâm đông đảo.

***

Vợ chồng lấy nhau nhiều năm nhưng không có con

Tôi và chồng đều sinh ra trong gia đình nông thôn. Sau khi tốt nghiệp cấp 2, chúng tôi đi làm ở địa phương khác. Có lẽ là do duyên phận, chúng tôi tình cờ gặp nhau và nên duyên vợ chồng sau một thời gian hẹn hò.

Mẹ chồng tôi là một người phụ nữ nông thôn điển hình, giữa tôi và mẹ chồng hay xảy ra mâu thuẫn. May mắn thay, chồng tôi hòa giải nên không khí gia đình không đến nỗi tệ. Ban đầu, tôi và chồng dự định sẽ làm việc chăm chỉ trong vài năm để mua căn nhà và ổn định cuộc sống trước khi tính đến chuyện sinh con.

Nuôi con của em chồng ròng rã 22 năm, ngày con đoàn tụ với mẹ ruột, tôi đau lòng vô cùng: Đến khi ngã bệnh, tôi mới hiểu thấu! - Ảnh 1.

(Ảnh minh hoạ)

Nhưng mẹ chồng đã phá vỡ kế hoạch của chúng tôi, yêu cầu chúng tôi có con ngay lập tức. Để giữ hoà khí gia đình, tôi đồng ý với kế hoạch mang thai. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì mà chúng tôi không thể có thai, dù sức khoẻ 2 vợ chồng đều tốt. Cuối cùng, 2 vợ chồng đi khám, bác sĩ kết luận cơ thể tôi có vấn đề.

Tin sét đánh ngang tai, tôi vừa buồn bã, vừa thất vọng vào bản thân. Tôi cũng sợ mẹ chồng sẽ thêm ghét tôi. Nhưng không ngờ khi biết chuyện, mẹ chồng chỉ nhẹ nhàng nói: "Thật may mắn khi chúng ta phát hiện bệnh sớm. Nếu có bệnh thì con chữa trị càng sớm càng tốt. Hơn nữa, bác sĩ cũng không nói rằng 2 con mãi mãi không có em bé, chỉ cần còn có một chút hi vọng, chúng ta không nên dễ dàng bỏ cuộc".

Lời nói là nguồn động lực để tôi kiên trì chữa trị. Tuy nhiên, bốn năm sau, tôi vẫn chưa có dấu hiệu mang thai, thái độ của mẹ chồng đối với tôi bắt đầu thay đổi khiến tôi thấy mệt mỏi. Mặc dù chồng vẫn đối xử tốt như ngày nào, thậm chí còn an ủi: "Nếu em thực sự không thể mang thai thì chúng ta sẽ nhận một đứa con nuôi".

Nhìn vào ánh mắt chân thành của chồng, tôi thậm chí từng nghĩ tới ý định ly hôn, để anh đi tìm người phụ nữ có khả năng sinh con. Nếu kiếp này không có được con, liệu có bất công với chồng không?

Em chồng trở về với chiếc bụng bầu

Em chồng tôi làm việc ở thành phố, vào ngày nọ trở về với chiếc bụng bầu khiến cả gia đình tá hoả. Hoá ra, em chồng bị bạn trai bỏ rơi khi biết cái thai đã bước sang tháng thứ 4. Quá sợ hãi và không có sự lựa chọn khác, em đành quay trở về nhà. Dù trách mắng nhưng sự việc cũng đã xảy ra, chúng tôi đều vui vẻ động viên em dưỡng thai để "mẹ tròn con vuông".

Cuối cùng, em chồng tôi hạ sinh một bé gái bụ bẫm, nước da trắng hồng, rất đáng yêu, đặt tên là Tiểu Giang. Mẹ chồng muốn vợ chồng tôi nhận đứa trẻ này làm con từ khi lọt lòng, còn em chồng sẽ tiếp tục cuộc sống bình thường. Vì tương lai phía trước, cô không thể để đứa trẻ cản đường.

Nhưng tôi không nghĩ vậy, việc nhận con nuôi giữa họ hàng dễ dẫn đến rắc rối. Lỡ như sau này em chồng hối hận và muốn nhận lại đứa trẻ thì sao? Nếu việc nhận con nuôi là giải pháp cuối cùng, tôi thà nhận con của một người xa lạ còn hơn. Hơn nữa, từ tận đáy lòng, tôi không muốn nhận một đứa trẻ không cùng huyết thống với mình.

Nuôi con của em chồng ròng rã 22 năm, ngày con đoàn tụ với mẹ ruột, tôi đau lòng vô cùng: Đến khi ngã bệnh, tôi mới hiểu thấu! - Ảnh 2.

(Ảnh minh hoạ)

Khi bày tỏ suy nghĩ với mẹ chồng, bà nổi giận đùng đùng: "Nhược Mai, mấy năm nay con chưa sinh được một đứa con trai nào cho gia đình chúng ta. Dù mẹ khó chịu nhưng vẫn nghĩ mình có thể chịu đựng được. Giờ con lại hành xử như vậy sao? Nếu con không nhận đứa trẻ, hãy ly hôn với chồng. Gia đình chúng tôi không chấp nhận người con dâu không thể có con".

Tôi cảm thấy xấu hổ và buồn bã. Tôi vốn là người ăn nói nhỏ nhẹ và ý nghĩ ly hôn bắt đầu trỗi dậy. Nhưng nhìn thấy sự đau lòng và bối rối trong mắt chồng, tôi lại lưỡng lự. Tôi hiểu trong nhiều năm qua, chồng luôn đối xử rất tốt với tôi. Nhưng anh cũng cần làm tròn đạo hiếu của người con, không thể tiếp tục cãi lời mẹ để bảo vệ tôi.

Tôi bỗng trở thành bà mẹ bất đắc dĩ...

Cuối cùng, biết bản thân không thể rời xa chồng, tôi đồng ý sẽ nuôi dạy đứa con của em chồng, coi đứa trẻ như con của mình. Tôi trở thành bà mẹ toàn thời gian, tạm nghỉ việc để chăm sóc đứa trẻ sơ sinh. 3 tháng đầu, tôi không có được giấc ngủ ngon bởi Tiểu Giang hay khóc đêm, mãi đến thời gian sau, tình trạng này mới chấm dứt.

Dù Tiểu Giang sinh đủ ngày đủ tháng nhưng cơ thể rất yếu ớt, cứ vài ba ngày lại đau ốm phải vào viện. Một mùa đông nọ, cô ấy đột nhiên sốt cao vào lúc nửa đêm. Để kiếm được nhiều tiền hơn, chồng tôi thường xuyên làm thêm giờ, vì thế gánh nặng chăm con đổ hết lên tôi.

Khi Tiểu Giang lớn lên, cơ thể đỡ đau ốm thì lại bước vào tuổi dậy thì với nhiều thay đổi. Điều này khiến vợ chồng tôi vô cùng lo lắng. Vốn dĩ Tiểu Giang là đứa trẻ thông minh, thành tích học tập tốt, cô giáo nhận xét có thể thi đỗ vào trường cấp 3 của địa phương. Nhưng đến học kỳ 2 năm lớp 9, Tiểu Giang vấp phải yêu sớm.

Vợ chồng tôi đã cố gắng hết sức để giải thích cho con hiểu về tầm quan trọng của việc học và không nên trì hoãn tương lai vì cơn say nắng nhất thời. Nhưng Tiểu Giang thản nhiên trả lời: “Bố mẹ ơi, con không còn là trẻ con nữa, con biết mình đang làm gì nên bố mẹ không cần phải lo lắng”.

Nuôi con của em chồng ròng rã 22 năm, ngày con đoàn tụ với mẹ ruột, tôi đau lòng vô cùng: Đến khi ngã bệnh, tôi mới hiểu thấu! - Ảnh 3.

(Ảnh minh hoạ)

Tôi không muốn tương lai của con bị hủy hoại nên không nhịn được còn giơ tay tát con, khiến con khóc nức nở rồi bỏ đi. Đó cũng là lần đầu tiên tôi đánh con. Cuối cùng không nằm ngoài dự đoán, Tiểu Giang trượt kỳ thi vào lớp 10, đây là cú sốc tâm lý với con. Vợ chồng tôi cũng không đay nghiến con, để con tự rút ra bài học xương máu.

Tiểu Giang phải học tại một ngôi trường tư thục với chi phí đắt đỏ. Con biết lỗi sai của bản thân nên nỗ lực học tập, luôn đứng đầu lớp. 3 năm sau, con thi đỗ vào một trường Đại học hạng hai. Chúng tôi đã tổ chức buổi lễ chúc mừng con, mời đông đủ người thân, bạn bè. Tôi không ngờ trong ngày vui, em gái chồng đã quyết định nhận con. Em chồng đã tiết lộ bí mật động trời tồn tại giữa chúng tôi trong nhiều năm qua. Tiểu Giang từ lâu lờ mờ biết chuyện, và đã từ chối thẳng thừng với mẹ ruột về việc dọn về ở cùng.

Con đã lớn khôn

Ngày Tiểu Giang nhập học, 2 vợ chồng tôi sắp xếp công việc để cùng con đi tàu cao tốc đến trường làm thủ tục nhập học. Lúc chia tay con để quay về quê, tôi bịn rịn mãi. Con tôi đã ở bên tôi rất lâu rồi, dù không gặp một ngày tôi cũng rất nhớ con. Học xa nhà, con sẽ chỉ có thể về nhà 1 lần trong 1 tháng.

Chồng tôi thấy vậy liền an ủi: "Nhược Mai, khi con lớn lên, một ngày nào đó sẽ phải ra ngoài tự lập. Là cha mẹ, chúng ta phải tôn trọng mong muốn của con và để con tự do". Bao ký ức về con ùa về trong tôi. Tôi nhớ mới ngày nào, Tiểu Giang nhỏ xinh được cuốn trong tã lót, nằm trong vòng tay tôi mà giờ cô bé đã trở thành sinh viên đại học.

Kể từ khi Tiểu Giang vào đại học, cứ 2 ngày con lại gọi điện cho chúng tôi. Biết rằng con ở bên ngoài vẫn ổn, vợ chồng tôi yên tâm hơn. Sau khi tốt nghiệp, con ở lại thành phố làm việc. 2 năm sau, con thông báo sẽ chuyển đến thành phố nơi có mẹ ruột sống. Sau khi biết tin, trong tôi có nhiều cảm xúc lẫn lộn, tôi vừa buồn, vừa thấy tủi thân, xen lẫn lo lắng con sẽ quên đi bố mẹ nuôi.

Tôi nghĩ rằng, lòng tốt mà tôi đã dành cho con trong bao nhiêu năm nuôi dạy sẽ chẳng bằng mối quan hệ huyết thống giữa con và mẹ ruột. Chồng tôi cũng khuyên tôi nên cởi mở hơn, dù sao chúng tôi cũng có máu mủ ruột thịt và sẽ không bao giờ xa cách. Khi con lớn, con sẽ có những lựa chọn riêng và chúng tôi không thể can thiệp. Tôi hiểu sự thật này, nhưng vẫn cảm thấy buồn.

Sau đó, thái độ của tôi dành cho Tiểu Giang không còn nồng nhiệt như trước nữa, ngay cả khi cô ấy về vào dịp Tết Nguyên Đán, tôi cũng không vui mừng, trò chuyện tâm sự nhiều trước.

Nuôi con của em chồng ròng rã 22 năm, ngày con đoàn tụ với mẹ ruột, tôi đau lòng vô cùng: Đến khi ngã bệnh, tôi mới hiểu thấu! - Ảnh 4.

(Ảnh minh hoạ)

Tôi đã hiểu sai cho con gái....

Bước ngoặt xảy ra 2 năm sau đó, khi tôi được chẩn đoán bị cao huyết áp và suýt chết. Nghe tin dữ, Tiểu Giang lập tức trở về nhà. Tôi vẫn giận con lắm, nhưng con không chấp nhặt, luôn động viên tôi cố gắng chữa trị bệnh, không phải quan tâm đến vấn đề tiền bạc.

Tôi đã trải qua 2 cuộc phẫu thuật và phải nằm viện gần 1 tháng. Tiểu Giang luôn bận rộn chăm sóc tôi, nhưng có lẽ là do tôi bị liệt nửa người nên mọi việc sinh hoạt sau này sẽ khó được như trước.

Tiểu Giang như hiểu những lo lắng trong tôi, thủ thỉ cầm tay: "Mẹ ơi, với con, mẹ chính là mẹ ruột, mẹ không sinh con ra nhưng mẹ có công lao nuôi dưỡng. Mẹ đừng suy nghĩ nhiều nữa, hãy yên tâm chữa bệnh. Từ nay về sau, con sẽ không rời đi nữa".

Điều hạnh phúc nhất trên đời là có các con bên cạnh, chia sẻ hạnh phúc của một gia đình. Thấy con hiếu thảo, tự nhiên tôi thấy bản thân thật nhỏ nhen, ích kỷ khi không muốn Tiểu Giang gặp mẹ ruột. Tôi cũng xin lỗi con, nói ra những suy nghĩ trong lòng và vui vẻ động viên con nên gọi điện nhiều hơn cho mẹ ruột những lúc rảnh.

Theo Toutiao