Trên đời này không ai muốn làm kẻ ngốc, ai cũng muốn mình thông minh, nhanh nhạy. Bởi một người rất thông minh nghĩa là sở hữu chỉ số IQ tương đối cao. Khi đó, dù trong cuộc sống hay trong công việc, học tập đều có thể đạt được những thành tựu to lớn.
Mặc dù hầu hết mọi người đều muốn trở thành người thông minh nhưng không thể phủ nhận rằng, số người có trí tuệ cao chiếm rất ít trên thế giới, còn đa số chúng ta chỉ là những người bình thường.
Nhiều người nói rằng ngốc nghếch không có gì đáng sợ bởi có câu "Chim ngốc bay trước". Biết được khuyết điểm bản thân sẽ khiến chúng ta nỗ lực bù đắp nhiều hơn. Nhưng trên đời có một kiểu ngốc nhưng không biết rõ mình ngốc, không biết mình đang đứng ở đâu, tự cho mình rất thông minh. Họ thể hiện trí thông minh của mình mà không biết được, họ chỉ là chú hề trong mắt người khác.
Trên thực tế, người thông minh và người ngốc nghếch đều bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố bẩm sinh ở một mức độ nhất định. Người thông minh không chỉ sở hữu IQ cao, mà EQ cũng là một thước đo để đánh giá. Vì vậy, việc chỉ số IQ không cao thực chất không hề khủng khiếp, điều khủng khiếp nhất là họ không biết mình là kẻ ngốc nghếch.
Nói chung, kiểu người này tương đối không rõ ràng về vị trí bản thân. Họ có thể đóng những vai trò khác nhau trước những người khác nhau. Mặc dù xét về ngắn hạn thì quả thực họ đã thu được những lợi ích nhất định nhưng xét về lâu dài thì điều đó không có lợi cho sự phát triển của bản thân.
(Ảnh minh hoạ)
Nghiên cứu của các nhà tâm lý học đã chứng minh rằng, những người càng ngốc nghếch càng có những biểu hiện sau.
1. Khoa trương quá mức
Xét về mặt tâm lý học, khi một người thường xuyên thể hiện hành vi này cho thấy họ là người kém cỏi. Vì họ thiếu thốn điều gì sẽ càng dễ phô trương những thứ mình có. Kiểu phô trương này dù là vật chất hay tinh thần đều có cùng một lý do.
Còn những người thực sự thông minh không cần phải khoe khoang, thể hiện ra với mọi người. Bởi họ có khí chất riêng mà người khác sẽ tự nhận thấy. Và chỉ có người ngốc ngếch mới mong muốn thể hiện bản thân hết lần này đến lần khác.
Xét về mặt tâm lý học, khi một người thường xuyên thể hiện hành vi này cho thấy họ là người kém cỏi. (Ảnh minh hoạ)
2. Cố chấp, không chịu thay đổi
Có những người kiên định đến mức bảo thủ, cố chấp, suy nghĩ bị cố định. Nếu tư duy đã cố định thì bộ não sẽ khó hoạt động hiệu quả. Làm sao một người có đầu óc cứng nhắc lại có thể thông minh được?
Dấu hiệu của những người thông minh là khả năng nhìn nhận và đánh giá mọi việc theo chiều hướng tích cực. Họ có tư duy cởi mở đối với thông tin mới và những sự thay đổi khác có thể phát sinh. Ngược lại, những người kém thông minh sẽ tiếp tục tranh luận và không chịu thay đổi suy nghĩ của mình, không cần biết việc đó đúng hay sai.
3. Luôn tự cho là mình đúng
Một người luôn tự cho là mình đúng thường có tính kiêu ngạo bởi họ có xu hướng đánh giá quá cao khả năng của mình.
Đặc biệt, những người tự cho là mình đúng sẽ từ chối nghe những lời góp ý từ bên ngoài. Họ say sưa trong thế giới của mình và mọi hành động của họ đều dựa trên sự tự đánh giá cao bản thân.
Một người luôn tự cho là mình đúng thường có tính kiêu ngạo bởi họ có xu hướng đánh giá quá cao khả năng của mình. (Ảnh minh hoạ)
4. Phản ứng với những xung đột bằng sự tức giận
Ai cũng có những lúc bực tức, nổi giận. Nhưng những người kém thông minh, đây là phản ứng đầu tiên mỗi khi họ gặp mâu thuẫn. Khi cảm thấy không kiểm soát được tình huống theo ý mình, họ có xu hướng tức giận và hành động hung hăng để bảo vệ ý kiến của mình.
Một số nhà khoa học cũng từng đưa ra nhận định: "Khi trí thông minh của con người càng thấp, việc tiếp thu những phản ứng gây xung đột càng dễ xảy ra, ở độ tuổi càng trẻ. Những hành vi hung hăng này sẽ khiến việc phát triển trí tuệ càng trở nên khó khăn hơn".
Nguồn: Toutiao