Vì sao hôm nay là ngày dễ mắc lỗi và kiệt sức nhất dù đã được nghỉ lễ hẳn 5 ngày?

Nếu đang đọc bài viết với đôi mắt đờ đẫn, tinh thần rã rời thì cũng đừng quá lo lắng, bạn không phải là người duy nhất rơi vào trạng thái này sau kỳ nghỉ lễ dài dằng dặc.

Nghỉ việc sau khi nghỉ lễ

"Ngày đầu tiên đi làm sau kỳ nghỉ lễ dài, chào đón tôi ở văn phòng là khuôn mặt mệt mỏi của các đồng nghiệp. Cảm giác như kỳ nghỉ vừa qua còn vất vả hơn so với đi làm, trên mặt họ in ra 5 chữ: ‘Tôi không muốn đi làm!’. Vừa ngồi xuống bàn đã nghe tin đồng nghiệp xin nghỉ việc.

‘Công việc đang tiến triển rất tốt, sao cậu lại muốn nghỉ?’ - Tôi hỏi đồng nghiệp với sự quan tâm thật lòng vì cậu ta mới làm việc ở đây khoảng nửa năm.

‘Em muốn chuyển đến thành phố khác để tìm kiếm cơ hội phát triển bản thân’ - Người này nói. Thấy chàng trai trẻ trả lời cho qua chuyện nên tôi cũng không hỏi gì thêm.

Thực ra hôm nay tôi đã nghe loáng thoáng từ cuộc trò chuyện của mọi người về anh chàng này. Anh ta là người thật thà nhưng hay lơ đãng, nhiều khi ngồi ngẩn người trong giờ làm việc và không tập trung, đôi khi tỏ rõ sự chán chường với công việc.

Chính vì trạng thái này mà sáng nay anh ta mắc lỗi và bị sếp quở mắng. Lần này anh ta không im lặng chịu trận mà đã đáp trả lại sếp và cuối cùng dứt khoát xin nghỉ việc.

Không chỉ mỗi anh ta, tôi cũng muốn nghỉ việc quách cho xong”.

Sau khi kỳ nghỉ lễ dài kết thúc, đây là chia sẻ đang nhận được sự chú ý từ cư dân mạng, nhất là dân văn phòng. Uể oải, thậm chí kiệt sức khi phải quay lại với công việc là tình trạng chung trong ngày đầu tiên quay lại công sở.

Vì sao?

“Ngày đầu tiên đi làm sau kỳ nghỉ lễ, tôi xin nghỉ việc” - Ảnh 1.

(Ảnh minh hoạ)

Vì sao người ta không muốn đi làm sau kỳ nghỉ lễ?

Nghỉ lễ là một vùng thoải mái. Ở đó ai cũng "thoát" khỏi hiện thực khi không phải đi làm, được đi du lịch hoặc quây quần bên người thân, không phải đối mặt với sếp hay gương mặt của người đồng nghiệp khó ưa,...

Và như một điều tất yếu, khi chuyển từ kỳ nghỉ sang đi làm, từ vùng thoải mái sang vùng kém thoải mái hơn, cơ thể tự động sinh ra những mức độ phản kháng khác nhau, bao gồm cả sinh lý và tâm lý. Chẳng hạn như cơ thể rệu rã, cảm giác mệt mỏi tăng lên, muốn rời xa bàn làm việc, đi WC nhiều hơn, lo lắng, mất bình tĩnh, không thể kiểm soát được cảm xúc,...

“Ngày đầu tiên đi làm sau kỳ nghỉ lễ, tôi xin nghỉ việc” - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

Một ví dụ dễ thấy hơn nữa là sự trồi sụt tâm trạng mỗi cuối tuần. Thú thật đi, bạn luôn thấy vui vẻ vào thứ 6 nhưng lại khó ở vào chủ nhật đúng không? Những ngày đó, trong lòng bạn chỉ toàn những suy nghĩ thế này: "Nếu không phải vì cơm áo gạo tiền, tôi sẽ không đi làm nữa", "Nếu bây giờ được nghỉ hưu, hàng tháng nhận lương mà không phải làm gì thì tuyệt!", "Ước gì từ thứ 6 đến thứ 2 cũng dài như từ thứ 2 đến thứ 6",...

Ngoài ra, một lý do nữa khiến việc đi làm trở lại trở nên khó khăn là đồng hồ sinh học bị gián đoạn.

Trong những ngày nghỉ dài, lịch sinh hoạt hàng ngày của chúng ta bị xáo trộn, cơ thể và tâm trí được thả lỏng. Bạn mạnh dạn quan tâm đến sự kiện "ngủ 5 ngày 5 đêm xuyên lễ", bạn ăn bất cứ cái gì vào bất cứ lúc nào thấy thích,... Khi kỳ nghỉ kết thúc đồng nghĩa với sự buông thả này cũng chấm dứt để đối mặt với dậy sớm, tắc đường, deadline, blabla. Không ai thích những điều này cả!

Ở góc độ tâm lý học, tất cả những điều này là sự trốn tránh áp lực thực tế, là mong muốn được ở trong vùng thoải mái của mình chứ không phải một nơi căng thẳng.

Sinh tồn chốn công sở sau kỳ nghỉ lễ

Tóm lại, tâm lý không muốn đi làm sau kỳ nghỉ lễ rất dễ gặp nên điều quan trọng là cách xử lý vấn đề này.

Sau một thời gian nghỉ ngơi, chắc chắn người ta sẽ không thể ngay lập tức quay trở lại với cường độ làm việc cao như trước đây. Vì vậy hãy chia công việc thành nhiều nhiệm vụ nhỏ hơn hoặc thời gian ngắn hơn và hoàn thành từng phần một.

Ví dụ có một việc nào đó khiến bạn mất 4 tiếng để hoàn thành. Thay vì ngồi "gặm nhấm" khối công việc, hãy làm việc 1 tiếng và cho phép bản thân nghỉ ngơi 10 phút, sau đó lặp lại đến khi xong việc.

“Ngày đầu tiên đi làm sau kỳ nghỉ lễ, tôi xin nghỉ việc” - Ảnh 3.

Ảnh minh hoạ

Bạn cũng nên giữ sự lạc quan ở nơi làm việc và giảm kỳ vọng vào người khác. Suy cho cùng, tâm lý uể oải sau kỳ nghỉ lễ xuất phát từ nhịp làm việc hàng ngày. Khi công việc bình thường quá căng thẳng đến nỗi không có thời gian nghỉ ngơi thì kỳ nghỉ lễ giống như trời hạn hán gặp mưa giông, chỉ càng khiến người ta mong muốn kéo dài hơn.

Vì vậy dù công việc áp lực nhưng con người không thể mỗi ngày đều trôi qua mệt mỏi mà nên học cách tự thưởng cho chính mình như dành thời gian gặp gỡ bạn bè sau giờ làm việc, tập luyện,... Chỉ như vậy bạn mới có thể khôi phục năng lượng và tìm thấy niềm vui nơi làm việc.

Ngoài ra, người duy nhất bạn có thể kỳ vọng là bản thân bạn, không phải người bên ngoài như sếp hay đồng nghiệp. Sau kỳ nghỉ lễ, họ không thể giúp cho công việc của bạn giảm bớt đi mà đôi khi ngược lại, giao nhiều việc hơn. Thế nên thay vì dành thời gian và công sức trông đợi vào sự trợ giúp từ họ, hãy tập trung làm tốt công việc đồng thời lấy lại tinh thần của mình.

https://ahadep.com/vi-sao-hom-nay-la-ngay-de-mac-loi-va-kiet-suc-nhat-du-da-duoc-nghi-le-han-5-ngay-20240502123338316.chn