4 dấu hiệu cho thấy trẻ rất thông minh: Cha mẹ sớm bồi dưỡng, con sẽ thành tài

Vợ cũ hotgirl của nam diễn viên Việt Anh than "trầm cảm" vì việc học của con trai.

Ngoại trừ gia đình thì trường học được xem là ngôi nhà thứ hai của trẻ, nơi mà con sẽ được rèn luyện và phát triển. Chính vì lẽ đó mà việc học của con ở trường trở thành mối quan tâm lớn của nhiều bậc bố mẹ. Dĩ nhiên họ đều muốn đứa trẻ của mình ngoan ngoãn, chăm chỉ học hành để đạt được thành tích tốt. Thế nhưng không phải đứa trẻ nào cũng có ý thức học tập tích cực. Đặc biệt là ở độ tuổi càng nhỏ thì nhiều đứa trẻ càng có bản tính ham chơi, nghịch ngợm hơn là việc mày mò với sách vở. Con trai diễn viên Việt Anh cũng không ngoại lệ.

Trên trang cá nhân mới đây, vợ cũ hotgirl Hương Trần của nam diễn viên đã đăng tải dòng trạng thái bày tỏ sự bất lực đối với thành tích và thái độ học tập của cậu quý tử. Bà mẹ trẻ trải lòng "Bằng thế lực nào đó con em học dốt thế nhỉ, dù gia sư kèm liên tục! Trầm cảm vì con! Bài kiểm tra nộp giấy trắng là hiểu rồi".

Vợ cũ Việt Anh cho con trai học trường quốc tế 100 triệu/năm nhưng thành tích kém, bất lực phải thuê gia sư kèm - 1

Vợ cũ Việt Anh cho con trai học trường quốc tế 100 triệu/năm nhưng thành tích kém, bất lực phải thuê gia sư kèm - 2

Theo như những gì Hương Trần chia sẻ, và trước đó nàng hotgirl Hà Thành cũng đã nhiều lần than thở về vấn đề này thì con trai Việt Anh dù được mẹ đầu tư học trường quốc tế với mức học phí lên đến 100 triệu/tháng nhưng nhóc tỳ liên tục đạt thành tích kém. Thậm chí bé Đậu còn nhiều lần có thái độ học tập không tốt nên đã bị cô giáo chủ nhiệm điện báo cáo với phụ huynh.

Ở độ tuổi lên 6, quý tử của Việt Anh khá nghịch ngợm, vợ cũ nam diễn viên từng không ít lần tâm sự bản thân gặp khó khăn khi một mình nuôi dạy con trai, đặc biệt là từ lúc cậu nhóc bước vào lớp 1. Người đẹp Hà Thành cảm thấy áp lực mỗi khi dạy học cho cậu quý tử vì con trai không hợp tác. Dù đã thuê gia sư về để dạy kèm nhưng có vẻ như theo những gì bà mẹ trẻ chia sẻ thì tình hình học hành của bé Đậu vẫn "dậm chân tại chỗ", không có dấu hiệu tiến bộ.

Vợ cũ Việt Anh cho con trai học trường quốc tế 100 triệu/năm nhưng thành tích kém, bất lực phải thuê gia sư kèm - 3

Vợ cũ Việt Anh cho con trai học trường quốc tế 100 triệu/năm nhưng thành tích kém, bất lực phải thuê gia sư kèm - 4

Bài chia sẻ của Hương Trần sau đó nhận được nhiều lượt tương tác từ cộng đồng mạng, các bậc phụ huynh có cùng chung cảnh ngộ đồng loạt bày tỏ sự đồng cảm với cô. Một số bình luận để lại như: "Con em cũng thế, chán ghê á chị", "Các bạn làm bài, riêng con em ngồi vẽ hươu vẽ vượn", "Cái tuổi này thằng nào cũng học dốt hay sao ấy e nhỉ, thằng nhà chị cũng thế", "Tình trạng chung các bé lớp 1, con nhà mình cũng đang trầm cảm đây", "Gia sư giỏi cũng không bằng mẹ ngồi kế bên, nghiêm túc học bài, quan tâm con nhiều nhất có thể, còn nếu gần hết lớp 1 rồi mà vừa học vừa chơi không chú ý là trẻ có vấn đề"....

Nhiều bình luận của phụ huynh bày tỏ sự đồng cảm.

Nhiều bình luận của phụ huynh bày tỏ sự "đồng cảm".

Trên thực tế, rất nhiều ông bố bà mẹ có con ở độ tuổi này đều đang phải đau đầu nhức óc vì việc học hành của trẻ. Không ít phụ huynh cảm thấy khó khăn trong vấn đề dạy con, và quan trọng là họ loay hoay chưa biết làm cách nào để có thể kích thích sự hứng thú, hình thành ý thức học tập cho con tốt hơn.

Thực ra điều này không quá khó, nhưng cần phải có phương pháp phù hợp và đòi hỏi sự kiên trì từ bố mẹ để có thể đồng hành cùng trẻ trong quá trình xây dựng thái độ, thói quen học tập tích cực. 

Vợ cũ Việt Anh cho con trai học trường quốc tế 100 triệu/năm nhưng thành tích kém, bất lực phải thuê gia sư kèm - 6

Vậy, vì sao trẻ nên được bố mẹ rèn luyện ý thức học tập từ sớm?

- Xác định giá trị học tập: Rèn luyện ý thức học tập từ sớm giúp trẻ nhận thức được giá trị và ý nghĩa của việc học. Trẻ sẽ hiểu rằng học là cách để mở rộng kiến thức, phát triển kỹ năng và đạt được mục tiêu trong cuộc sống.

- Xây dựng thói quen học tập: Bằng cách rèn luyện ý thức học tập từ sớm, trẻ sẽ phát triển thói quen học tập tích cực. Trẻ sẽ nhận thức rằng học là chuyện cả đời và không chỉ là nhiệm vụ tại trường, mà còn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày.

- Khuyến khích trí tưởng tượng và sáng tạo: Ý thức học tập rèn luyện từ sớm giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo. Khi trẻ có ý thức về giá trị của học tập, trẻ sẽ dễ dàng tìm kiếm kiến thức mới, nghiên cứu và khám phá những điều mới mẻ ở xung quanh.

- Xây dựng lòng kiên trì: Học tập là một quá trình đòi hỏi lòng kiên trì, sự nỗ lực mạnh mẽ. Khi trẻ được rèn luyện ý thức học tập từ sớm, trẻ sẽ hiểu rằng thành công không đến một cách dễ dàng và cần phải đầu tư công sức cũng như thời gian. Điều này giúp trẻ phát triển tính kiên nhẫn và sự nỗ lực trong cuộc sống.

- Chuẩn bị cho tương lai: Ý thức học tập từ sớm giúp trẻ có sự chuẩn bị tốt hơn cho tương lai. Kỹ năng học tập và nhận thức về giá trị học tập sẽ giúp trẻ đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp sau này. Nền tảng vững chắc về ý thức học tập từ sớm cũng giúp trẻ dễ dàng thích nghi và học hỏi trong môi trường học tập, làm việc ở tương lai.

Vợ cũ Việt Anh cho con trai học trường quốc tế 100 triệu/năm nhưng thành tích kém, bất lực phải thuê gia sư kèm - 7

Vậy bố mẹ nên làm gì để giúp con trẻ rèn luyện thái độ, thói quen và sự hứng thú với việc học?

- Tạo môi trường học tập tích cực: Bố mẹ tránh gây áp lực quá lớn và tạo một môi trường học tập tích cực cho con. Không chỉ tập trung vào thành tích hay điểm số mà còn quan tâm đến quá trình rèn luyện, nỗ lực và sự phát triển của trẻ. Không đánh giá quá khắt khe và tạo không gian thoải mái cho con thử nghiệm, được phép sai lầm và học hỏi từ những sai lầm đó.

- Thiết lập lịch trình học tập: Xác định một lịch trình học tập ổn định cho trẻ. Đặt thời gian cố định hàng ngày để trẻ dành cho việc học, và giúp trẻ tuân thủ lịch trình này. Lập kế hoạch cho các hoạt động học tập đa dạng để trẻ không bị nhàm chán.

- Sử dụng phương pháp học tương tác: Thay vì chỉ dựa vào việc đọc sách hoặc nghe giảng, bố mẹ có thể khuyến khích trẻ tham gia vào quá trình học tập bằng cách tương tác hoạt động như thảo luận, thực hành và thí nghiệm. Kết hợp học tập với vui chơi để tạo ra một môi trường học tập thú vị, hấp dẫn bằng cách sử dụng các trò chơi, câu đố, hoạt động nhóm và các ứng dụng công nghệ giáo dục để kích thích sự hứng thú, giúp trẻ hiểu bài tốt hơn.

- Tạo liên kết giữa học tập và thực tế: Khi trẻ thấy rằng kiến thức học tập có liên quan đến cuộc sống hàng ngày và có tính ứng dụng thực tiễn, bé sẽ có động lực học hơn. Bố mẹ có thể giúp trẻ thấy được mối liên kết giữa những gì con học và những tình huống thực tế bằng cách cung cấp ví dụ, thảo luận và tạo cơ hội cho trẻ áp dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.

- Khuyến khích sự sáng tạo và tự do: Bố mẹ nên khuyến khích trẻ phát triển sự sáng tạo và tự do trong quá trình học tập. Cho phép trẻ thể hiện ý tưởng riêng, giải quyết vấn để theo cách của mình và khám phá các phương pháp học tập phù hợp với bản thân. Điều này giúp trẻ cảm thấy có sự tự chủ và hứng thú hơn với việc học.

- Tạo sự khích lệ và động viên tích cực: Sự khích lệ và động viên tích cực từ bố mẹ có thể giúp trẻ hình thành ý thức và tinh thần hứng thú với việc học. Khi bố mẹ công nhận và khen ngợi thành tựu của trẻ, trẻ sẽ cảm thấy tự tin hơn và có động lực để tiếp tục nỗ lực, cố gắng hoàn thiện bản thân.

Không tiếc tiền đầu tư cho con học hành nhưng Thanh Thúy - Đức Thịnh cũng có lúc mắc sai lầm, họ đã sửa chữa điều đó ra sao?