Trong hành trình ăn dặm, có lẽ không bậc phụ huynh nào lại không cho con trẻ ăn trái cây. Ngoài chất xơ, hoa quả tươi còn cung cấp các một lượng đáng kể các loại vitamin và chất khoáng rất tốt. Tuy nhiên, không phải bố mẹ nào cũng cho bé ăn đúng cách.
Vậy, nên ăn bao nhiêu trái cây là đủ, ăn vào thời điểm nào là tốt nhất và những loại trái cây nào là phù hợp?
Nên cho con ăn trái cây trước hay sau bữa ăn?
Bác sĩ Ngô Thanh Hằng, Viện Y học Ứng dụng Việt Nam cho biết: Bố mẹ Không nên cho trẻ em ăn hoa quả trước bữa ăn bởi dạ dày trẻ tương đối nhỏ. Nếu ăn hoa quả trước bữa ăn, lượng hoa quả này sẽ chiếm thể tích nhất định trong dạ dày, làm bé cảm thấy ngang bụng không còn hào hứng với bữa ăn chính, ảnh hưởng đến sự hấp thụ dinh dưỡng của bữa ăn.
Mặt khác, nhiều bậc phụ huynh vẫn lầm tưởng cho bé ăn trái cây ngay sau bữa ăn chính là tốt. Tuy nhiên, một số loại trái cây có chứa lượng đường rất cao, nếu cho bé ăn ngay sau bữa ăn có thể gây khó tiêu, gây đầy hơi, táo bón cho bé.
Thời điểm cho bé ăn trái cây tốt nhất là trước bữa ăn 1 tiếng và sau bữa ăn khoảng 2 tiếng. Nên cho bé ăn vào buổi chiều, sau khi bé thức dậy hoặc khoảng thời gian giữa 2 bữa ăn chính.
Thời điểm cho bé ăn trái cây tốt nhất là trước bữa ăn 1 tiếng và sau bữa ăn khoảng 2 tiếng.
Nên cho trẻ ăn trái cây như thế nào trong giai đoạn ăn dặm?
Cũng theo bác sĩ Ngô Thanh Hằng, khi trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm, đây cũng là thời điểm cho trẻ ăn trái cây. Ở mỗi độ tuổi khác nhau, mẹ sẽ lựa chọn các loại trái cây khác nhau và cho trẻ ăn.
Giai đoạn 6 tháng tuổi: lựa chọn các loại trái cây có vị ngọt, mềm để trẻ dễ nhai và nuốt. Do giai đoạn này, trẻ mới bắt đầu nhú răng sữa hoặc chưa có nên kỹ năng nhai còn kém, chưa thể xử lý thức ăn thô tốt. Nên cho bé ăn trái cây ở dạng nghiền nhuyễn chứ không phải nước ép.
Giai đoạn 8 tháng - 12 tháng: trẻ đã mọc từ 4 - 8 răng và kỹ năng ăn thô cũng tăng cao. Có thể cho trẻ tập nhai bằng các loại trái cây cứng hơn như táo, lê, ổi và thay đổi vị ngọt, chua thường xuyên cho trẻ. Nhờ vậy, trẻ sẽ có thể dễ dàng ăn được nhiều vị trái cây hơn.
Ở mỗi độ tuổi khác nhau, mẹ sẽ lựa chọn các loại trái cây khác nhau và cho trẻ ăn.
Nếu cho trẻ uống nước trái cây, thì đó phải là nước trái cây nguyên chất 100% và không phải là thức uống trái cây đóng chai sẵn.
Nếu uống nhiều nước ép có thể góp phần gây tăng cân, sâu răng và một số vấn đề tiêu hóa. Mặc dù trẻ vẫn sẽ nhận được rất nhiều calo, nhưng chủ yếu là từ đường hoặc carbohydrate và thiếu protein, điều này có thể dẫn tới chế độ ăn mất cân bằng.
Bác sĩ Ngô Thanh Hằng, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - Viện Y học Ứng dụng Việt Nam Cho trẻ ăn bao nhiêu lượng trái cây là đủ? Khuyến nghị lượng trái cây cho trẻ theo lứa tuổi:Để hạn chế nguy cơ trẻ bị dị ứng, mỗi lần cho bé thử trái cây mới, mẹ nên cho bé ăn từng chút một và theo dõi phản ứng của trẻ trong 3 - 4 ngày tiếp theo. Những loại trái cây nào tốt cho sự phát triển của trẻ? Nên cho trẻ ăn trái cây tươi, theo mùa để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng tốt nhất, tránh bị nhiễm các loại vi khuẩn do để lâu hoặc ủ chất bảo quản. Dưa hấu: Đây là loại quả á quân về beta caroten, chỉ thua xoài. Beta caroten là một chất dẫn xuất của vitamin A, vốn rất cần cho đôi mắt trẻ em. Dưa hấu còn chứa nhiều đồng, selen, các loại vitamin B rất thích hợp để thúc đẩy tiêu hóa. Đu đủ chín: Cứ 100g đu đủ chín chứa khoảng 276mcg beta caroten, cung cấp đủ 35% nhu cầu của bé trong ngày. Ngoài ra, đu đủ chín còn có một lượng khá canxi, cung cấp đủ 4% nhu cầu canxi một ngày cho trẻ. Đu đủ chín còn có chứa enzym papain tốt cho hệ tiêu hóa. Hồng xiêm: giàu sắt đứng hàng thứ 2, sau đu đủ chín. Ăn 100g hồng xiêm, đã đủ cung cấp 29% nhu cầu sắt trong 1 ngày của trẻ. Nếu ăn 100g hồng xiêm thì trẻ sẽ thu được 52mg canxi, tương ứng với 5% nhu cầu trong 1 ngày. Vú sữa: vú sữa vô cùng giàu canxi, là thứ quả giàu canxi nhất trong các quả. Trong 100g vú sữa cung cấp khoảng 68mg canxi. Lượng canxi này đủ cho 6,8% nhu cầu của bé. Quả Na: Na chứa nhiều protein, trong 100g na có khoảng 2,1g protein. Lượng protein này rất dễ hấp thu, chúng có khả năng đáp ứng 5,7% nhu cầu protein một ngày cho bé. Ngoài ra, na còn chứa nhiều axit béo omega-6 là axit béo tham gia chủ yếu trong cấu trúc não bộ và các cấu trúc thần kinh. Xoài: Chỉ cần cho bé ăn chừng 1/2 quả xoài đã đáp ứng đủ 30% nhu cầu beta caroten hằng ngày của bé. Xoài là loại quả chứa hầu hết các axit amin cần thiết giúp hệ miễn dịch của bé sẽ vững chắc hơn và hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Bơ: bơ có chứa đến 25 loại khoáng chất và vitamin tự nhiên: canxi, magie, lipid, sắt, vitamin A, C, B, E, kali, kẽm, natri, axit oleic,… Nguồn kali và vitamin E dồi dào trong mỗi trái bơ sẽ giúp bé tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng. Có 77% lượng calo trong bơ là từ chất béo, phần lớn là axit béo không bão hòa đơn có lợi cho sức khỏe, giúp bé tăng cân. |