Bật cười với em bé "lươn lẹo" nhất thế giới, xem ké điện thoại của mẹ cực khéo

Có nhiều bố mẹ còn đặt tên con kết hợp tiếng Tây và Ta lẫn lộn.

Cùng với sự hỗ trợ của internet, ngày nay việc đặt tên cho con đối với nhiều bố mẹ không còn là vấn đề nan giải. Tuy nhiên, bên cạnh những cái tên rất hay và giàu ý nghĩa, cũng có một số phụ huynh đặt tên cho con “bá đạo” đến mức khiến ai cũng ngạc nhiên, thậm chí là “dở khóc dở cười”.

Gần đây trên mạng xã hội xôn xao loạt ảnh được một mẹ Việt chụp lại, rồi đăng tải lên một hội nhóm khi đưa con đi tiêm ở một trung tâm. Nội dung các bức ảnh là các tên gọi của bọn trẻ con, được bố mẹ chúng đưa đi tiêm và đang xếp hàng theo thứ tự trên bảng đăng ký để chờ được gọi tên.

Hội mẹ Việt mách nhau đến phòng tiêm chủng học cách đặt tên cho con, 1001 cái tên từ độc lạ đến hài hước - 1

Sẽ không có gì đáng quan tâm, nếu như trong những cái tên đó, xuất hiện những tên gọi cực kỳ “độc lạ”, khiến cho mẹ Việt này cũng phải tròn mắt vì không ngờ phụ huynh của các nhóc tỳ lại đặt tên cho con thú vị đến thế.

“Nay em đưa con đi tiêm, trong lúc ngồi chờ thì đọc tên các cháu kể cũng vui vui. Thi thoảng giật thót tí thôi! Công nhận các bố mẹ cũng chịu khó nảy số ra nhiều cái tên bất ngờ thật” - mẹ Việt cho biết.

Sau khi bài chia sẻ được đăng tải, cộng đồng mạng đã ngay lập tức để lại vô số bình luận, và trở thành một chủ đề viral cho các bậc phụ huynh bàn tán xôn xao. Một số cái tên gây chú ý nhiều nhất là “Đào Tạo Thiên Vương, Bùi Trương Su Ka, Nguyễn Ngọc Donand Trum”. Nhiều người thắc mắc, không hiểu vì sao tên Tiếng Việt của con mà bố mẹ lại kết hợp cả tiếng Tây và Ta lại như thế. Bên cạnh lời khen dành cho một số cái tên có sự sáng tạo, độc lạ của các bố mẹ, thì cộng đồng mạng cũng để lại nhiều tranh cãi.

Cộng đồng mạng tranh cãi cách đặt tên con của các bố mẹ.

Cộng đồng mạng tranh cãi cách đặt tên con của các bố mẹ.

Trên thực tế, không có luật nào bắt buộc các ông bố bà mẹ phải làm theo 8 điều này, nhưng đây đều là những lưu ý cần thiết để đảm bảo con có một cái tên đẹp, ý nghĩa và không gặp rắc rối sau này.

Lưu ý vị trí của tên con khi xếp theo thứ tự bảng chữ cái

Nhiều bậc cha mẹ rút ra "kinh nghiệm xương máu từ bản thân là không nên đặt tên con xếp ở đầu sổ hoặc cuối sổ vì rất dễ bị gọi lên bảng trả bài. Rõ ràng, những cái tên bắt đầu bằng chữ ở giữa bảng chữ cái như H, K, M, L,... sẽ không bị gọi quá sớm hoặc quá muộn trong các cuộc thi. Tuy nhiên, đặt tên con bắt đầu bằng những chữ ở đầu bảng chữ cái cũng không thể nói là bất lợi, vì đây cũng là cơ hội để trẻ rèn luyện tính bình tĩnh và khả năng đương đầu với thử thách trong mọi hoàn cảnh.

Tuyệt đối không dùng tên người yêu cũ đặt cho con

Con cái là kết quả của tình yêu giữa hai vợ chồng, và chuyện tình yêu trong quá khứ cần được để yên ở quá khứ. Nếu dùng tên người cũ để đặt tên cho con, rất có thể nó sẽ châm ngòi cho một cuộc chiến dẫn đến đổ vỡ của hai vợ chồng.

Đặt tên cho con nên tuân theo luật bằng trắc

Một cái tên của trẻ nên có sự kết hợp hài hòa giữa cả thanh bằng (gồm thanh ngang và thanh huyền) và thanh trắc (gồm các thanh sắc, hỏi, ngã, nặng), tuân theo quy luật cân bằng âm dương. Đặc biệt, tránh những cái tên chỉ toàn thanh trắc vì nó dễ gợi cảm giác trúc trắc, nặng nề, không suôn sẻ.

Tên con có thể gồm cả họ cha lẫn họ mẹ

Đa phần người Việt đặt tên con theo họ cha. Tuy nhiên, theo xu hướng hiện đại ngày nay, rất nhiều gia đình đã bắt đầu đặt tên con gồm cả họ cha lẫn họ mẹ, chẳng hạn như Lê Vũ Bảo Hân, Phạm Nguyễn Đăng Khoa,... Đặt tên con mang cả hình bóng của cha lẫn mẹ trong đó cũng là cách đặt rất ý nghĩa mà các bậc phụ huynh có thể cân nhắc.

Tên nên có ý nghĩa hay

Cần chọn tên cho con có ý nghĩa tích cực và lịch sự, vì cái tên sẽ đi theo con suốt cả cuộc đời. Đã qua rồi cái thời bố mẹ thích đặt tên con thật xấu cho... dễ nuôi và để ông Trời không bắt đi mất.

Tên phải hợp với giới tính của con

Con gái mang tên giống con trai hay con trai mang tên con gái đều dễ gây nhầm lẫn trong giao tiếp, xưng hô hay làm giấy tờ và có thể dẫn đến nhiều rắc rối khác.

Có thể đặt tên con và các anh chị em trong nhà cùng tên hoặc cùng chữ lót

Bố mẹ có thể đặt cho các con tên hoặc chữ lót giống nhau. Chẳng hạn như một nhà có 3 con có thể đặt là Bảo Lan, Bảo Phúc, Bảo Ngọc hay Minh Hà, Thanh Hà, Việt Hà. Điều này tạo nên mối liên kết đặc biệt thân thương và gần gũi giữa các thành viên trong gia đình. Cách đặt này không bắt buộc nhưng cũng là một gợi ý hay để bố mẹ tham khảo.

Không nên đặt tên trùng tên tiền nhân

Văn hóa Việt thường không ủng hộ cách đặt tên người ở vai vế nhỏ hơn, trùng với tên của người có vai vế lớn hơn. Để tránh rơi vào tình huống khó xử này, bố mẹ nên "khảo sát" tên của cả gia đình hai bên ít nhất 3-4 đời để tránh cho tên bé yêu bị trùng lặp với một người nào đó lớn tuổi hơn.

Mẹ trẻ lên mạng hỏi cách đặt tên cho con gái có chữ Thị mà không bị quê và cái kết cười đau ruột