Bắt gặp vợ thân mật với chàng trai lạ, chồng lên kế hoạch đánh ghen nhưng nhận cái kết ê chề

Đọc hết bài văn, nhiều người hiểu lý do vì sao giáo viên lại cho điểm như vậy.

Hiện nay, việc dạy và học môn Văn đang đối mặt với một thách thức lớn: tình trạng "sao chép" bài viết. Nhiều học sinh thường "copy" từ các mẫu văn có sẵn hoặc học thuộc lòng bài giảng của giáo viên. Tuy nhiên, vẫn có những cậu bé, cô bé viết nên những bài văn bằng sự ngây thơ và trí tưởng tượng phong phú của mình về thế giới xung quanh. Nhờ vậy nên đã khiến cho nhiều tác phẩm “để đời” được xuất bản, trong đó dĩ nhiên có những bài văn rất hay nhưng cũng có những bài mang tính giải trí cao làm người lớn đọc vào là “cười chảy nước mắt”. 

Ví dụ như bài văn sau của một học sinh được viết cách đây vài năm trước, bất ngờ được cộng đồng mạng đào lại và trở nên viral vì nội dung của nó. Theo đó, giáo viên đã đưa ra đề văn “Hãy tưởng tượng cảnh trường em 10 năm sau”, và nguyên văn “tác phẩm” của học sinh như sau:

 “- A lô, mày hả?- Ừ, tao nè. Có gì không?- Lâu quá không về thăm trường rồi, đi với tao không?- Ok. Kiki

Thế là chúng em trở về trường cũ. "Ôi" một tiếng "ôi" của em cũng đủ để các bạn nghĩ về ngôi trường 10 năm sau như thế nào. Ngôi trường 10 năm sau thay đổi quá nhiều!

Cổng trường đổ sập, tất cả đổ sập vì bị sóng thần. Mọi thứ trở về cát bụi. Không còn gì tả! Hết”.

Bài văn tả trường học của học sinh bị giáo viên chấm 0 điểm, còn bắt viết kiểm điểm, đọc đến đoạn cuối ai nấy “ngã ngửa” - 1

Với đề bài này, những tưởng học sinh sẽ có những dòng viết về trường rất xúc động và yêu thương, nhưng không ai ngờ học sinh lại có sức tưởng tượng “chấn động” đến mức này. Nhận được tác phẩm của học sinh, cô giáo có lẽ cũng rất sốc. 

Dù đây đều là những dòng văn được viết ra từ suy nghĩ của học sinh, không phải sao chép hay bắt chước bất kỳ ai, nhưng nó hoàn toàn không đảm bảo yêu cầu của một bài văn chuẩn chỉnh, nên cũng không có gì là quá đáng khi cô giáo chấm thẳng tay điểm 0 tròn trĩnh. Đồng thời, giáo viên còn đưa ra những lời phê cứng rắn để nhắc nhở học sinh của mình. 

Dù không biết thực hư ra sao, nhưng bài văn này đã nhận về nhiều ý kiến tranh luận trái chiều từ cộng đồng mạng sau khi nó được chia sẻ trên các diễn đàn. Có người vô cùng sửng sốt sau khi đọc đến đoạn cuối của bài văn, nhưng cũng có người phải bật cười vì sự vô tư, và trí tưởng tượng non nớt của bé học sinh này.

Thực tế như đã nói trên, suy nghĩ của người lớn thường rất phức tạp nhưng trẻ nhỏ lại vô cùng đơn giản và non nớt. Chính vì thế, trẻ sẽ có thể nghĩ ra rất nhiều những câu chuyện với trí tưởng tượng vô cùng phong phú của mình mà đến cô giáo, bố mẹ cũng không thể ngờ được.

Vấn đề này về cơ bản cũng không đáng lo ngại bởi nó sẽ giúp phát triển trí thông minh, óc sáng tạo của trẻ một cách tốt đẹp hơn nên bố mẹ đừng quá lo lắng. Tuy nhiên, đối với các trường hợp đặc biệt như tình huống trên, bố mẹ cũng cần giải thích cho con hiểu, cặn kẽ hơn vấn đề giới hạn của sự sáng tạo, tưởng tượng trong khuôn khổ chuẩn chỉnh, phù hợp để tránh sai sót.

Ngoài ra, để phát huy trí tưởng tượng phong phú, khuyến khích con sáng tạo và vận não ra những điều mới lạ, các bậc cha mẹ cũng có thể áp dụng một số cách sau:

1. Kể nối một câu chuyện

Kể chuyện, đọc sách cùng con không chỉ gia tăng kiến thức mà còn giúp kích thích trí tưởng tượng của trẻ. Thường khi cùng con đọc truyện hay kể một câu chuyện cổ tích cho con nghe, các bà mẹ chỉ nên kể nửa chừng, sau đó để con tưởng tượng đến sự kết thúc của câu chuyện. Đôi khi, những đứa trẻ nghĩ ra cái kết còn hay và thú vị hơn cả “bản chính”.

2. Vẽ hình và tranh nối

Vẽ tiếp vào một bức tranh đang dở dang, để cho con hoàn thành nốt bức tranh mẹ vẽ sẵn cũng là cách hay. Ví dụ, trên một tờ giấy trắng, mẹ sẽ vẽ vào đó một hình tròn hoặc chữ nhật…nhiệm vụ của con sẽ là phát triển để hoàn thành một bức tranh. Đôi khi mẹ cho con chủ đề và nội dung theo quy định, đôi khi không. Cả hai cách này đều có thể truyền cảm hứng cho suy nghĩ của trẻ em và cả trí tưởng tượng không gian.

3. Nghe nhạc

Mẹ cho con nghe một bài hát, sau đó hỏi con nếu bé làm …đạo diễn, bé sẽ cho quay video clip ca nhạc đó như thế nào, khung cảnh diễn ra ở đâu, nhân vật làm gì, đồng thời cho con vừa hát vừa diễn. Bằng cách này, trẻ em sẽ có rất nhiều cảm hứng để phát huy trí tưởng tượng, âm nhạc lại khiến người ta vui vẻ.

4. Nghĩ ra các tình huống rồi hỏi con “sẽ làm thế nào”

Hãy cung cấp cho trẻ một vấn đề, để cho trẻ nêu ra các giải pháp khác nhau, mẹ sẽ thấy vô cùng thú vị. Chẳng hạn như "đi bộ gặp phải một vũng nước, con sẽ làm thế nào để không ướt giàu?" Câu hỏi mở như vậy, ngoài để kích thích trí tưởng tượng của trẻ, còn có thể cải thiện khả năng tư duy và khả năng giải quyết vấn đề từ bé.

5. Cho trẻ đóng vai người khác

Các trò chơi phân vai như cưỡi ngựa, bác sĩ, giáo viên… là một trong những trò chơi tuyệt vời trong việc kích thích sự tưởng tượng ở trẻ. Trẻ sẽ tưởng tượng cưỡi ngựa như thế nào, hoặc nếu trở thành một kỵ sĩ trẻ sẽ phải làm gì, nếu là bác sĩ trẻ sẽ khám cho bệnh nhân ra sao…

Bài văn 1 điểm của bé trai lớp 3 tả cuộc sống hàng ngày khiến cô giáo đỏ mặt, lập tức mời phụ huynh đến trường