Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), bệnh thủy đậu (hay còn gọi là trái rạ, phỏng rạ) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus Varicella Zoster Herpes gây ra và lây lan chủ yếu qua đường hô hấp. Bệnh thường xuất hiện vào cuối đông đầu xuân khi thời tiết nồm, ẩm.
Thời gian ủ bệnh thủy đậu
Tùy vào cơ địa mỗi người mà bệnh sẽ có thời gian ủ bệnh từ 2-3 tuần, thông thường là từ 14-16 ngày. Với các bé còn nhỏ tuổi, hệ miễn dịch còn yếu thì thời gian ủ bệnh còn có thể rút ngắn hơn nhiều.
Triệu chứng thủy đậu ở trẻ em
- Trẻ sốt cao, thân nhiệt từ 39 - 39,5 độ C.
- Phát ban đỏ.
- Quấy khóc, khó chịu, ngứa toàn thân.
Ban đầu, những nốt ban xuất hiện ở mặt, sau đó lan dần xuống bụng, tay chân rồi phát ra toàn cơ thể.
Hình ảnh bệnh thủy đậu, nốt ban xuất hiện ở mặt, sau đó lan dần xuống bụng, tay chân.
Bệnh thủy đậu có lây không?
Bệnh này do virus gây ra nên việc lây truyền rất dễ xảy ra khi tiếp xúc với người bệnh:
- Lây qua tiếp xúc trực tiếp: lây từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh.
- Lây truyền gián tiếp: lây qua các đồ vật vừa mới bị nhiễm chất dịch của nốt phỏng hoặc niêm mạc.
- Lây qua không khí: lây từ dịch tiết đường hô hấp hoặc dịch của các nốt mụn nước.
Cách điều trị bệnh thủy đậu tại nhà
- Cách ly trẻ: Vì bệnh có thể lây nên cha mẹ nên cách ly trẻ tại nhà từ 7-10 ngày từ lúc phát bệnh cho đến khi các nốt phỏng nước khô và đóng vảy hoàn toàn. Nên cho bé nằm trong phòng riêng thông thoáng.
- Giữ bàn tay cho trẻ thật sạch: Móng tay của trẻ phải được cắt gọn. Có thể dùng bao tay vải để bọc tay trẻ để tránh nhiễm trùng do trẻ gãi vào các nốt mụn nước.
- Tắm cho bé hàng ngày: Cha mẹ chú ý thay quần áo và tắm cho con mỗi ngày bằng nước ấm. Nên cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoải mái và thấm mồ hôi.
Lưu ý: Bất cứ ai tiếp xúc với bé bị thủy đậu nên đeo khẩu trang để tránh bị lây nhiễm. Các vật dụng sinh hoạt cá nhân không dùng chung với trẻ.
Khi chăm sóc trẻ bị thủy đậu tại nhà, cha mẹ cần phải cho bé ở trong phòng riêng, thông thoáng.
Trẻ bị thủy đậu kiêng gì?
Một số loại thực phẩm sẽ làm chậm quá trình lành vết thương hoặc khiến bệnh trở nên nặng hơn. Vì thế cha mẹ không nên cho bé ăn các thực phẩm sau đây:
- Các loại thực phẩm làm từ bơ sữa
- Thức ăn vặt
- Nước ép trái cây và các loại trà
- Các loại trái cây giàu vitamin C
- Thức ăn cay nóng và mặn
- Thực phẩm chứa arginine: socola, đậu phộng, các loại hạt, nho khô...
- Chất béo bão hòa: ngũ cốc, bánh mỳ, bánh quy giòn, khoai tây chiên..
- Điều trị bằng thuốc
Việc sử dụng thuốc để điều trị khi trẻ bị thủy đậu cần phải có chỉ định của bác sĩ. Bác sĩ có thể kê đơn cho bé sử dụng các loại thuốc cần thiết:
Thuốc bôi: khi các nốt mụn vỡ thì có thể dùng dung dịch xanh Methylen để bôi. Khi nốt mụn đóng vẩy thì có thể sử dụng các kem trị dị ứng, các loại thuốc bôi ngứa... Với trẻ sơ sinh thì tuyệt đối không dùng kem ngứa có chứa Phenol.
Thuốc nhỏ mắt: Nhỏ mắt ngày 2-3 lần để sát khuẩn cho mắt, mũi trẻ.
Thuốc hạ sốt: trong trường hợp bé bị sốt cao thì uống thuốc hạ sốt tuân theo sự chỉ định của bác sĩ. Không dùng thuốc Aspirin hay các sản phẩm có chứa thành phần Aspirin để hạ sốt.
Dấu hiệu khỏi bệnh thủy đậu
- Ban ngứa có thể là dấu hiệu đầu tiên của cơn bệnh
- Tùy vào điều kiện chăm sóc và kiêng khem mà bệnh thủy đậu sẽ khỏi hoàn toàn sau từ 7-10 ngày.
- Tuy nhiên với những trẻ có hệ miễn dịch yếu thì bệnh có thể kéo dài từ 2-3 tuần mới khỏi hẳn.
- Khi hết bệnh hoàn toàn, các nốt mụn nước sẽ tự đóng vảy và bong ra. Lúc này cha mẹ cần có những cách chăm sóc hợp lý để hạn chế để lại sẹo cho con.