Dậy thì sớm đã trở thành căn bệnh nội tiết ở trẻ em đứng hàng thứ hai sau béo phì khi tỷ lệ mắc bệnh đang tăng lên qua từng năm. Theo thống kê mới đây của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tình trạng trẻ dậy thì sớm tăng gấp 35 lần so với 10 năm trước. Độ tuổi dậy thì của trẻ đang có hiện tượng sớm hơn 2-3 năm đối với bé gái, 1-2 năm với bé trai.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến dậy thì sớm ở trẻ, nguyên nhân phổ biến nhất chính là chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp, câu chuyện dưới đây chính là một minh chứng.
Cho con uống quá nhiều thuốc bổ, cậu bé 8 tuổi đã ngừng phát triển chiều cao
Một cậu bé 8 tuổi ở Quảng Đông, Trung Quốc đã đạt chiều cao 1m6. Thấy con phát triển sớm, cha mẹ cậu mừng rỡ, nhưng khi khám sức khỏe, bác sĩ đưa ra kết luận khiến họ bàng hoàng: Cậu bé đã ngừng phát triển chiều cao do dậy thì sớm.
Khi tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, bác sĩ được biết vì gia đình có điều kiện, lại rất chiều chuộng con cái nên thường cho trẻ uống nhiều thực phẩm bổ sung như thuốc bổ và cho con ăn các thực phẩm bổ dưỡng như yến sào, vi cá mập… Ngoài ra, việc ăn uống thường ngày của cậu bé cũng rất không hợp lý vì cậu nhóc thích ăn đồ ăn nhanh như hamburger, pizza, gà rán, khoai tây chiên… và luôn được bố mẹ đáp ứng nhu cầu.
Sau một thời gian dài áp dụng chế độ dinh dưỡng này, cơ thể cậu bé 8 tuổi đã phát triển sớm do béo phì, tuyến thượng bì đóng sớm khiến cậu không thể cao thêm nữa.
Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ, đặc biệt là chiều cao. (Ảnh minh họa)
Theo như lời bác sĩ giải thích, trẻ nhỏ nên tiêu thụ một lượng năng lượng vừa đủ trong ngày, việc sử dụng nhiều thuốc bổ sẽ khiến năng lượng nạp vào cơ thể vượt quá mức tiêu thụ của trẻ, năng lượng dư thừa này sẽ chuyển hóa thành mỡ thừa trong cơ thể dẫn đến béo phì ở trẻ,
Cùng với ảnh hưởng của quan niệm truyền thống, nhiều bậc cha mẹ cho rằng trẻ mập một chút cũng không sao, trẻ mập mạp chứng tỏ trẻ ăn ngoan, dễ thương. Thực tế, cùng với bệnh béo phì, trẻ sẽ gặp phải nhiều nguy cơ khác liên quan đến sức khỏe và có nguy cơ dậy thì sớm.
Ở trẻ dậy thì sớm, giai đoạn trẻ cao lên nhanh sẽ bắt đầu sớm và kết thúc sớm hơn bình thường, con lớn lên rất nhanh nhưng về sau lại không cao bằng các bạn bè đồng trang lứa. Vậy trẻ thừa cân, béo phì có liên quan thế nào đến việc dậy thì sớm?
Trẻ thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ dậy thì sớm, ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng chiều cao
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ dậy thì sớm, tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã thấy rõ sự liên quan giữa thừa cân béo phì với dậy thì sớm. Một tạp chí uy tín của Mỹ đã thực hiện nghiên cứu sự phát triển của con người không thể tách rời một hormone quan trọng-leptin do chất béo tiết ra. Việc lưu trữ leptin là một yếu tố quan trọng trong việc kích hoạt sự phát triển giới tính, bắt đầu quá trình dậy thì và cho phép sinh sản.
Do đó, khi trẻ bị béo phì, lượng mỡ trong cơ thể tăng lên, leptin do mô mỡ thừa tiết ra cũng sẽ tăng lên khiến hệ thống cơ thể trẻ lầm tưởng rằng cơ thể trẻ đã sẵn sàng để phát dục và bắt đầu phát dục.
Hệ quả của việc này là: trẻ phát triển sớm và đường biểu mô đóng sớm. Chiều cao, cân nặng tăng nhanh là biểu hiện dậy thì sớm ở trẻ được ghi nhận ở cả hai giới.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ dậy thì sớm, tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã thấy rõ sự liên quan giữa thừa cân béo phì với dậy thì sớm. (Ảnh minh họa)
Dậy thì sớm ở trẻ ngoài những ảnh hưởng trực tiếp trong sinh hoạt, trẻ còn chịu nhiều hệ lụy về cảm xúc, tâm lý và xã hội. Những thay đổi trên cơ thể của bé gái dậy thì sớm có thể làm bé thấy ngại ngùng, xấu hổ vì cảm thấy khác biệt so với bạn bè, bị bạn bè trêu chọc. Điều này có thể khiến bé tự ti, trầm cảm và thậm chí để lại di chứng tâm lý cho đến khi trưởng thành.
Điểm danh những loại thực phẩm có nguy cơ gây béo phì ở trẻ em
Cùng điểm danh ngay những loại thực phẩm có nguy cơ gây béo phì ở trẻ em mà cha mẹ nên hạn chế cho trẻ dung nạp hằng ngày.
Đồ ăn vặt
Đồ ăn vặt, kẹo, bánh quy, đồ uống có đường,… đều là những đồ ăn mà trẻ rất thích nhưng đồng thời đây cũng là những đồ ăn sẽ khiến chất béo tiết ra tích tụ trong cơ thể nhiều hơn. Trong đồ ăn vặt chứa nhiều gia vị như nhiều muối, nhiều đường và nhiều bột ngọt, nếu ăn lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ trẻ mắc các bệnh về dạ dày, loãng xương, béo phì.
Ngoài ra, các ống kim loại của máy sản xuất đồ ăn vặt được sử dụng bởi các nhà sản xuất không tuân thủ quy trình sản xuất có chứa quá nhiều chì, sẽ làm ô nhiễm thực phẩm và khiến thực phẩm có chứa chì rất độc hại cho sức khỏe.
Trong đồ ăn vặt chứa nhiều gia vị như nhiều muối, nhiều đường và nhiều bột ngọt, nếu ăn lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ trẻ mắc các bệnh về dạ dày, loãng xương, béo phì. (Ảnh minh họa)
Bánh ngọt
Thành phần chính của bánh ngọt là lòng đỏ trứng, nhưng nguyên liệu này chứa rất nhiều chất béo và chất béo chuyển hóa. Tiêu thụ quá nhiều chất béo chuyển hóa trong thời gian dài không chỉ dẫn đến béo phì ở trẻ em mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch và mạch máu não.
Đồ ngọt như sôcôla và kẹo khiến cơ thể phải tiêu thụ quá nhiều đường gây béo phì. Ngoài ra, quá trình chuyển hóa đường cần tiêu thụ nhiều vitamin và khoáng chất, nếu tiêu thụ quá nhiều đường trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể thiếu vitamin và khoáng chất như canxi, thiếu canxi sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ về xương khớp.
Rau muối và thịt ngâm
Rau và thịt đóng một vai trò không thể thiếu đối với sự tăng trưởng của trẻ em, nhưng điều này không đúng với các loại rau và thịt được chế biến đặc biệt. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng rau muối và thịt chế biến sẵn có chứa một lượng nitrit nhất định, nếu ăn lâu dài có thể gây ung thư.
Đồ chiên rán nhiều dầu mỡ
Nhiều bậc cha mẹ vì muốn con ăn ngon miệng hơn nên thường nấu cho con theo cách khác nhau, trong đó phổ biến nhất là các món ăn chiên rán.
Tuy nhiên, trong quá trình chiên, nước bên trong thực phẩm bay hơi nhanh chóng và các khoảng trống do bay hơi tạo ra chứa đầy chất béo. Đồ chiên rán tuy giòn, giòn nhưng bản thân mùi vị này đã đồng nghĩa với việc chứa nhiều calo và nhiều chất béo, nếu trẻ ăn lâu dễ gây béo phì.
Đồ ngọt như sôcôla và kẹo khiến cơ thể phải tiêu thụ quá nhiều đường gây béo phì. (Ảnh minh họa)
Đồ nướng, BBQ
Nhiều phụ huynh thỉnh thoảng dẫn con đi ăn vài xiên thịt nướng vì món ăn này rất kích thích vị giác của trẻ. Tuy nhiên, trong quá trình nướng thịt, mỡ bị nứt do nhiệt độ cao sẽ tạo ra một lượng lớn benzopyrene, và benzopyrene là chất đứng đầu trong 3 chất gây ung thư lớn.
Trò chuyện với bác sĩ Lê Ngọc Hồng Hạnh (Bệnh viện Nhi Đồng Tp. HCM) để hiểu thêm về dậy thì sớm ở trẻ em, cách phòng ngừa và điều trị phù hợp.
Bác sĩ Lê Ngọc Hồng Hạnh, bệnh viện Nhi Đồng 2.
Thưa bác sĩ, những dấu hiệu nào cho thấy trẻ dậy thì sớm? Dậy thì sớm có khiến trẻ ngừng phát triển chiều cao từ sớm và thấp hơn bình thường khi trưởng thành hay không?
Dậy thì sớm là tình trạng phát triển các đặc tính sinh dục sớm hơn bình thường (ở bé gái là trước 8 tuổi, có kinh trước 9 tuổi; ở bé trai là trước 9 tuổi). Dậy thì sớm ở bé gái có biểu hiện đặc trưng là ngực phát triển, mọc lông mu hoặc lông nách, thay đổi hình dáng cơ quan sinh dục ngoài, bắt đầu có kinh nguyệt.
Dậy thì sớm ở bé trai có các dấu hiệu như tinh hoàn hoặc dương vật to lên, xuất hiện lông mu hoặc lông nách, nổi mụn trứng cá, giọng trầm đi. Chiều cao, cân nặng tăng nhanh là biểu hiện dậy thì sớm ở trẻ được ghi nhận ở cả hai giới.
Trong suốt thời kỳ dậy thì, xương trẻ liên tục trưởng thành. Ở trẻ dậy thì sớm, giai đoạn trẻ cao lên nhanh sẽ bắt đầu sớm và kết thúc sớm hơn bình thường. Đầu tiên, trẻ sẽ lớn vọt lên so với bạn bè cùng lứa nhưng sau vài năm, trẻ sẽ ngừng phát triển chiều cao và thường không thể đạt được chiều cao tối đa của người trưởng thành.
Một khi tuyến sinh dục bị đóng lại thì không gian dành cho chiều cao về cơ bản biến mất. Do đó, chu kỳ tăng trưởng của trẻ dậy thì sớm sẽ bị rút ngắn đáng kể, và khi trưởng thành, các bé sẽ thuộc nhóm 5% có chiều cao thấp nhất so với các bạn cùng lứa tuổi.
Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình dậy thì sớm ở trẻ?
Phần lớn các trường hợp dậy thì sớm ở trẻ hiện nay không có nguyên nhân cụ thể mà chỉ đơn thuần là sự trưởng thành trước thời hạn. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ gây ra biến đổi này, đó là:
Trẻ mắc bệnh u não, u nang buồng trứng, u tinh hoàn, các bệnh tuyến giáp, dậy thì sớm phổ biến ở bé gái hơn bé trai, lượng estrogen đưa vào cơ thể trẻ quá nhiều qua thực phẩm, đồ nhựa,... nguyên nhân huyết thống, do thuốc....
Đối với chế độ dinh dưỡng, các bậc phụ huynh nên tránh cho trẻ gặp phải tình trạng thừa cân béo phì vì tình trạng này có liên quan mật thiết đến việc trẻ bị dậy thì sớm.
Cha mẹ nên làm gì khi trẻ có dấu hiệu dậy thì sớm? Có phương pháp nào cải thiện chiều cao ở trẻ dậy thì sớm không?
Dậy thì sớm ở trẻ gây ra nhiều hệ lụy không mong muốn như giới hạn sự phát triển chiều cao, gây rối loạn tâm lý cho trẻ,... Vì vậy, nếu nghi ngờ trẻ có dấu hiệu dậy thì sớm, các bậc phụ huynh nên cho con đi thăm khám, chẩn đoán và can thiệp sớm để đưa tốc độ tăng trưởng của trẻ về mức bình thường.
Để giúp con vượt qua giai đoạn khó khăn này, bố mẹ cần trò chuyện, giải thích cho bé hoặc thậm chí có thể cho bé gặp chuyên gia tư vấn tâm lý
Khi nghi ngờ tình trạng dậy thì của bé do các nguyên nhân bất thường, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để xác định các bệnh lý tiềm ẩn: Xét nghiệm máu và nước tiểu để phát hiện hàm lượng hormon bất thường.
Chụp cắt lớp, cộng hưởng từ và siêu âm giúp phát hiện các khối u. Chụp Xquang cổ tay để xác định tốc độ trưởng thành của xương. Nếu xương già nhanh so với tuổi thực thì nhiều nguy cơ trẻ không thể đạt chiều cao tối đa khi trưởng thành.
Bổ sung dinh dưỡng thế nào cho trẻ là phù hợp, tránh tình trạng trẻ dậy thì sớm?
Để ngăn ngừa dậy thì sớm, nên cho trẻ ăn chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân đối cả về thịt, mỡ, tăng rau xanh. Hạn chế cho trẻ ăn các món ăn nhanh như gà rán, đồ chiên rán, ăn nhiều đồ ngọt.... và các sản phẩm đóng gói, đóng hộp trong túi nilon, hộp nhựa…
Khi ngủ, không nên bật đèn vì khi trẻ ngủ đêm liên quan tới tiết hooc môn melatonin - đây là hooc môn giúp giảm quá trình dậy thì sớm. Nên khuyến khích trẻ tập luyện thể dục ít nhất là 30 phút mỗi ngày. Các môn thể thao như bơi lội, cầu lông, nhảy dây, đá bóng, đá cầu… không chỉ giúp trẻ rèn luyện sức khỏe mà còn ích lợi cho việc trau dồi kỹ năng sống của trẻ.
Cha mẹ cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các sản phẩm kem, thuốc có thành phần liên quan đến hormon sinh dục như mỹ phẩm, thuốc...
Xin cảm ơn bác sĩ!