Cậu bé quần tụt xuống tận đầu gối được ông dắt đi khắp trung tâm thương mại, biết nguyên nhân ai cũng chỉ trích cha mẹ cậu vì một điều

Con trai bị các bạn ở lớp công khai tẩy chay vì bố làm shipper giao hàng, người mẹ đã có cách xử lý vô cùng cao tay.

Bạo lực học đường không phải thời giờ mới có nhưng nó chưa bao giờ nhức nhối như hiện tại, từng có rất nhiều câu chuyện đau lòng, trả giá bằng cả mạng sống vì sự bắt nạt, chèn ép, tẩy chay ở môi trường giáo dục. Ngoài vai trò của nhà trường thầy cô, bố mẹ cũng không nên giải quyết mọi chuyện theo kiểu "mặc kệ", "ngày xưa bố mẹ còn hơn thế", "bạn nói đùa đấy con"... để tránh mọi việc đi quá xa hơn. 

Một người mẹ ở An Huy, Trung Quốc đã thực sự bối rối khi con trai lớp 2 của mình rơi vào cảnh bị cả lớp cười nhạo, tẩy chay chỉ vì bố làm shipper giao hàng. Theo Sohu, người mẹ này đã phát hiện ra mọi chuyện khi con trai đi học về trong tình trạng nước mắt giàn giụa, cầm theo một mảnh giấy có những dòng chữ nghuệch ngoạc thưa chuyện với mẹ.

Bố làm shipper, con trai bị tẩy chay ở lớp, người mẹ có cách xử lý khiến nhiều người phải học tập

Bố làm shipper, con trai bị tẩy chay ở lớp, người mẹ có cách xử lý khiến nhiều người phải học tập

Ôm con vào lòng, đọc dòng chữ "Tội nghiệp, mày là con của gia đình shipper giao đồ ăn! Hãy đi ra khỏi lớp, đồ nhà nghèo!", người mẹ giật mình sững lại, hiểu rõ nguyên do mọi chuyện. Quá khứ cũng vốn là con nhà nghèo, đi học từng bị bạn bè bắt nạt khiến người mẹ không thể ngồi yên để con chịu đựng cảnh tương tự mình.

Trước khi xử lý, để chắc chắn, chị đã hỏi chuyện con, hỏi về suy nghĩ của con và nhận được câu trả lời như xát muối vào tim. "Bạn nói bố con làm shipper, con cảm thấy thế nào?", cậu bé 7 tuổi nức nở "Con buồn lắm mẹ ạ, các bạn không chơi với con chỉ vì con là con của một người giao hàng, các bạn không cho con ngồi cùng, không muốn làm bạn với con".

Đến đây, người mẹ hiểu bản thân con mình không hề làm gì sai, nên cần phải dạy con hiểu ra được vấn đề. Người mẹ đã trung thực với hoàn cảnh, nói rằng bố làm shipper nhưng vẫn luôn cho con những thứ tốt nhất trong khả năng,  bố mẹ đang làm việc rất chăm chỉ để các con có cuộc sống tốt nhất có thể. Gia đình chúng ta có thể không có biệt thự, xe hơi giàu có như các bạn nhưng gia đình ta có sự ấm áp và yêu thương, đó mới là điều quan trọng nhất của một gia đình.

Dạy trẻ cách tôn trọng bố mẹ, không phân biệt và bắt nạt bạn bè

Dạy trẻ cách tôn trọng bố mẹ, không phân biệt và bắt nạt bạn bè

"Con không nên xấu hổ vì bố con làm nghề giao hàng, bù lại con nên tự hào và thương bố vì bố đã vất vả làm việc để có tiền nuôi con ăn học, có bố thì mọi người trong thành phố mới có đồ ăn, đồ dùng được chuyển đến tận tay, bố làm việc có ích, tốt cho mọi người con à", người mẹ nhẹ nhàng nói với con.

Đến đây, cậu bé lớp 2 đã bớt nước mắt, con đã dần hiểu được bố làm shipper không có gì là xấu hổ, ngược lại còn đáng tự hào.

Khi con đã hiểu ra mọi chuyện, người mẹ dạy cách con mạnh dạn, tự bảo vệ bản thân mình trước sự bắt nạt của bạn học. Người mẹ đã nói thẳng "con hãy đối diện với sự thật, vì đúng là bố mình làm nghề giao hàng, điều đó không có gì là xấu xí, con hãy nói với các bạn trong lớp con tự hào về điều đó". 

Người mẹ cũng tâm lý hơn ở chỗ, chị đã trao đổi với cô giáo chủ nhiệm một cách thân tình, đề nghị cô giáo có một tiết ngoại khóa nho nhỏ nói về vai trò của những nghề nghiệp chân tay trong xã hội như giao hàng, giúp việc, lao công. Tiết học này vừa là sự mở mang kiến thức cho các con, dạy các con biết tôn trọng mọi người, mọi nghề trong xã hội: Không có nghề nghiệp nào là xấu hổ thấp kém, trừ những việc làm trái lương tâm, những công việc chân tay ấy mang lại nhiều giá trị cho xã hội, làm cho xã hội tốt đẹp hơn.  

Nghề nghiệp nào cũng đáng tự hào trong xã hội

Nghề nghiệp nào cũng đáng tự hào trong xã hội

Câu chuyện tưởng chừng như rất đơn giản với người lớn, nhưng trong thế giới con trẻ, sự bắt nạt, phân biệt đối xử giàu nghèo lại vô tình có thể làm suy sụp các con. Chính vì vậy, bố mẹ không thể mặc kệ, bỏ qua mà hãy cùng con đối mặt, giúp con giải quyết những mâu thuẫn này để con có thể vững bước, tự tin bước vào cuộc sống. 

Nhiều bậc phụ huynh vì bận rộn nên không để tâm đến con cái, nhiều khi trẻ muốn tâm sự với bố mẹ những bất công mà mình gặp phải, bố mẹ phớt lờ, mặc kệ hay "đổ lỗi" tại con nên mới thế... những cách xử lý này hoàn toàn là sai lầm nghiêm trọng.

Các bậc phụ huynh có thể tham khảo một số cách sau, để có thể giúp con giải quyết những sự bắt nạt, bất công mà con gặp phải ở trường lớp:

- Lắng nghe tâm sự của con, đồng hành cùng con giải quyết, không ngó lơ phớt lơ những tâm sự của con, hành động này có thể khiến con cô đơn, mất niềm tin, lâu dần sẽ không tìm kiếm sự giúp đỡ của bố mẹ, tự mình chịu đựng, để lại hậu quả đáng sợ.

Nếu có thể, bố mẹ cho con trải nghiệm nghề nghiệp của mình để con hiểu hơn và tự hào về công việc mình đang làm

Nếu có thể, bố mẹ cho con trải nghiệm nghề nghiệp của mình để con hiểu hơn và tự hào về công việc mình đang làm

- Không khoan nhượng, không xuê xoa, không ép con 1 sự nhịn là 9 sự lành nha, mà phải giải quyết triệt để. Không đổ lỗi cho con, hoặc lên giọng "Chuyện có gì đâu mà trầm trọng, ngày xưa mẹ còn bị nặng hơn nhiều'. Hoặc là: 'Ai chả từng bị bắt nạt, mọi người vẫn sống đó thôi!'.

- Động viên con nói ra, khẳng định con nói ra những chuyện này với bố mẹ là điều đúng đắn, rất tốt, rất dũng cảm, sẽ giúp đỡ cho con và nhiều bạn khác.

- Không dạy con trả đũa, tấn công lại bạn, hãy dạy con mạnh dạn đối diện với sự thật, tự hào và sống mạnh mẽ, như vậy bên tấn công bắt nạt, chắc chắn sẽ yếu đi. Hãy để con là người giải quyết mọi chuyện, cha mẹ âm thầm hỗ trợ đằng sau, như vậy mối mâu thuẫn trẻ con mới được hòa giải dễ dàng. Dạy con biết đứng lên bảo vệ bạn, không a dua, chạy theo tẩy chay, bắt nạt những bạn yếu khác, như vậy trẻ chắc chắn sẽ trưởng thành và khôn lớn hơn bao giờ hết.

Bố trêu con trai Mẹ già xấu quá, bố đổi mẹ khác cho con nhé?, câu trả lời của đứa trẻ khiến bố bật cười