Trừ khi bố mẹ quá bận rộn không dành nhiều thời gian bên con vì công việc, thì có thể họ sẽ không thể sát sao con, nhưng nếu bố mẹ đủ sự quan tâm thì sẽ dễ dàng nhận ra bất kỳ sự thay đổi, dù là nhỏ nhất của con trong quá trình sinh hoạt hàng ngày.
Dạo gần đây, tuy chưa có cơ hội nói chuyện nhiều với con gái bởi lịch trình của 2 mẹ con không khớp nhau, tuy nhiên tôi đủ tinh tế để phát hiện sự khác lạ của con thời gian này. Tôi chắc chắn đứa trẻ có điều gì đó giấu mẹ, chứ không phải là vì con đang ở độ tuổi dậy thì nên có hành xử lạ như thế.
Chuyện là thời tiết mấy ngày nay nắng nóng như thiêu như đốt, vậy mà không hiểu sao con gái suốt ngày đều diện những trang phục cực kỳ kín đáo, quần áo dài dù là đi học hay đi chơi. Nhìn thôi tôi cũng đã thấy toát cả mồ hôi, thế mà con bé chịu được.
Ảnh minh hoạ
Tôi có hỏi con về vấn đề này, tuy nhiên đứa trẻ lại trả lời qua loa, bảo rằng do bản thân thích như vậy và cảm thấy nó đẹp nên mặc. Nghe thế tôi cũng góp ý cho con chứ không la mắng gì, vì tôi biết ở độ tuổi này cần phải khéo léo thì mới có thể “làm bạn” được với con và dễ dàng bước vào thế giới của đứa trẻ hơn, nếu không thì sẽ rất khó nuôi dạy hiệu quả.
Mặc dù không làm căng thẳng chuyện này trước mặt con, nhưng tôi vẫn tự mình quan sát để hiểu rõ vấn đề phía sau. Thế là tình cờ hôm qua xong công việc ở công ty nên tôi về nhà sớm, lúc này con gái đang ở trong phòng tắm làm gì đó và khi đi ngang qua, tôi đã lén nhìn vào bên trong. Ngay thời khắc đó, tôi tái cả mặt khi trông thấy cơ thể con có nhiều vết bầm ở chân và tay.
Nếu là bà mẹ khác ở tình huống này, tôi tin rằng nhiều người cũng sẽ có dự cảm không lành giống tôi, và tôi đã nghĩ ngay đến viễn cảnh con bị bạn bè ức hiếp ở trường. Thế là không kiềm chế được nỗi lo lắng, sợ hãi xen lẫn tức giận, tôi đã ngay lập tức hỏi thẳng con, vén màn bí mật mà đứa trẻ đang cố gắng che giấu.
Tuy nhiên, điều khiến tôi không bao giờ ngờ đến là sự thật lại không tệ hại như tôi nghĩ. Hoá ra, những vết bầm tím này xuất phát từ quá trình con tham gia lớp múa ba lê ở trường học. Vì thích môn nghệ thuật này, con đã đăng ký nhưng lại không kể gì với bố mẹ nên tôi hoàn toàn không biết.
Ảnh minh hoạ
Con gái thành thật nói sở dĩ làm như vậy là vì không muốn bố mẹ lo cho mình, dù sao thì con cũng lớn rồi, đã có thể tự đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm, chứ không thể nào dựa dẫm bố mẹ mãi. Nghe con nói đến đây, tôi vừa buồn vừa vui, vui vì con đã biết suy nghĩ, đã trưởng thành hơn rất nhiều, nhưng buồn vì xót con. Con gái thân thể quý hơn vàng, ấy vậy mà chắc con đã nỗ lực tập luyện dữ lắm nên người chỗ nào cũng chằng chịt vết bầm như thế. Bảo tôi không lo sao mà đành cơ chứ!
Biết là vậy, nhưng con lớn rồi, phải để con tự do quyết định cuộc đời mình thôi, ở tuổi này bố mẹ muốn quản cũng chưa chắc được nữa, có phải vậy không các mẹ…
Tâm sự từ độc giả lanbich…@gmail.com
Quả thực, với bất kì đứa trẻ nào, để đạt được những thành tích trong học tập, đam mê các môn nghệ thuật hay thành công trong tương lai yêu cầu trẻ cần phải có nhiều kỹ năng và sự cố gắng rèn luyện. Chính vì thế các bậc cha mẹ cần không ngừng nhắc nhở, động viên con em mình không nản chí trên bước đường tiến tới thành công.
- Chú trọng rèn luyện khả năng tập trung tốt
Sự tập trung là điều kiện tiên quyết cho việc học. Khi trẻ có khả năng tập trung tốt, nghiêm túc trong việc nghe giảng và làm bài tập, từ đó hiểu sâu hơn về những kiến thức đã học trên lớp. Điều này giúp trẻ dễ dàng đạt được kết quả tốt trong quá trình học tập.
Đồng thời, giúp trẻ loại bỏ những yếu tố xao lạc và tập trung tối đa vào việc học trước mắt. Điều này đòi hỏi sự kiên nhẫn và khả năng quản lý thời gian. Mẹ có thể giúp con rèn luyện kỹ năng tập trung bằng cách tạo ra môi trường học tập yên tĩnh, xác định thời gian học cụ thể và xây dựng kế hoạch.
Một yếu tố quan trọng khác trong việc tăng cường khả năng tập trung của trẻ là khả năng kết hợp những kiến thức học được với thực tế thông qua ví dụ cụ thể. Khi mẹ cung cấp cho con những ví dụ và ứng dụng thực tế của những kiến thức đã học, trẻ sẽ hiểu rõ hơn về ý nghĩa của chúng.
Ví dụ, mẹ có thể áp dụng kiến thức toán học vào việc tính tiền khi mua sắm, giúp trẻ nhận thức được tầm quan trọng của việc học và ứng dụng kiến thức trong cuộc sống hàng ngày.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể khuyến khích trẻ phát triển khả năng suy luận và logic thông qua việc đặt câu hỏi và khám phá sâu hơn về những kiến thức đã học.
Việc tập trung tốt không chỉ giúp trẻ đạt được thành tích tốt hơn trong việc học, mà còn là một kỹ năng quan trọng trong cuộc sống. Kỹ năng tập trung giúp trẻ tự tin, kiên nhẫn và có khả năng quản lý thời gian hiệu quả.
- Chú ý rèn luyện thói quen tốt
Những thói quen học tốt đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển khả năng tự học của trẻ. Khi trẻ có những thói quen này, không đợi bố mẹ thúc giục mà tự khám phá và tiến bộ trong học tập. Đặc biệt, khi bước vào cấp 2 và cấp 3, trẻ sẽ tự nhiên hình thành tính tự giác, chủ động và chăm chỉ hơn.
Ôn tập trước và sau giờ học là một thói quen học tốt giúp trẻ củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt hơn cho bài học tiếp theo. Khi trẻ dành thời gian đọc lại và ôn lại những gì đã học, có thể tạo ra sự liên kết và ghi nhớ lâu hơn. Việc ôn tập cũng giúp trẻ nhận ra những khuyết điểm và điểm mạnh, từ đó có thể tập trung vào việc cải thiện và phát triển.
Không trì hoãn là một thói quen quan trọng giúp trẻ quản lý thời gian và hoàn thành công việc đúng hạn. Thói quen này cũng giúp trẻ phát triển sự tổ chức và kỹ năng quản lý thời gian, hai yếu tố quan trọng trong việc đạt được hiệu suất cao trong học tập và cuộc sống.
Hoàn thành bài tập về nhà một cách cẩn thận là một thói quen học tốt khác giúp trẻ áp dụng và vận dụng những kiến thức đã học. Khi trẻ làm bài tập về nhà một cách cẩn thận, tập trung vào từng bước và chi tiết nhỏ, từ đó xây dựng được sự chắc chắn và hiểu biết sâu hơn về chủ đề.
Với những thói quen học tốt này, trẻ dần hình thành tính tự giác và chủ động trong việc học tập. Trẻ nhận thức rằng việc học là trách nhiệm của chính mình và tự đặt mục tiêu để đạt được thành công. Trẻ sẽ không còn cần sự giám sát và thúc đẩy liên tục từ bố mẹ mà tự thấy hứng thú, sẵn lòng đồng hành với quá trình học tập.
- Chú trọng nuôi dưỡng niềm đam mê học tập
Trẻ tò mò thường có kết quả học tập tốt hơn. Bởi vì bộ não rất linh hoạt và có tính dẻo cao, trẻ có khả năng học mọi thứ rất nhanh chóng. Những đứa trẻ như vậy thích đặt câu hỏi thông minh và tìm kiếm câu trả lời một cách sáng tạo. Học tập, ở bất kỳ lứa tuổi nào, vốn là một quá trình tiếp thu kiến thức và đòi hỏi sự tiếp thu đó một cách tích cực.
Trẻ luôn có hứng thú về thế giới xung quanh, không ngừng đặt câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời. Sự tò mò này thúc đẩy trẻ tìm hiểu sâu về các chủ đề học tập và khám phá những khía cạnh mới.
Niềm đam mê học tập giúp bộ não hoạt động một cách tích cực, tạo ra mạng lưới liên kết kiến thức một cách sâu sắc. Học tập không chỉ là việc ghi nhớ thông tin mà còn là quá trình xây dựng khả năng tư duy sáng tạo và phản biện.
- Phát triển sự tự tin cho trẻ
Những đứa trẻ có tinh thần vững vàng, ổn định về mặt cảm xúc sẽ có nhiều khả năng đạt được kết quả tốt hơn.
Thay vì chán nản và từ bỏ, trẻ có khả năng nâng cao sự kiên nhẫn và kiên trì, đặt mục tiêu và cố gắng hết mình để đạt được chúng. Tinh thần vững vàng giúp trẻ hiểu rằng thất bại là một phần tự nhiên của quá trình học tập và không phải là điểm dừng cuối cùng.
Khi trẻ tự tin vào khả năng của mình, sẽ dám thử những thử thách mới, khám phá và phát triển tiềm năng bên trong mình. Trẻ cũng cảm thấy thoải mái trong việc thể hiện ý kiến, chia sẻ ý tưởng và thiết lập mối quan hệ tốt với những người xung quanh.