Nhu chúng ta đã biết, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất giúp trẻ phát triển thể chất và trí não, đặc biệt là trong 6 tháng đầu đời.
Với những thành phần quan trọng và thiết yếu cho sức khỏe của bé như: protein, nước, chất béo, vitamin và khoáng chất... Sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng và mang tới cho trẻ sức đề kháng, sự tăng trưởng tuyệt vời.
Vậy làm thế nào để cha mẹ nhận biết được trẻ đang phát triển khỏe mạnh trong thời kỳ bú sữa mẹ? Theo các chuyên gia, có một số cách để đánh giá sự phát triển và hoạt động của cơ thể trẻ, nếu trẻ có những biểu hiện dưới đây thì chứng tỏ sữa mẹ có chất lượng cao.
3 biểu hiện cho thấy trẻ đang phát triển khỏe mạnh
Tăng sức đề kháng, ít ốm vặt
Chúng ta đều biết rằng dù sự phát triển của trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu vẫn chưa ổn định, nên vẫn thường dễ ốm vặt, ở thời điểm này mẹ phải chú ý giữ ấm cho con nhiều hơn khi ra ngoài, đừng để bé cóng, khi thời tiết nắng nóng cũng cần chú ý giảm bớt quần áo để tránh bị chàm sữa cho bé.
Nếu cha mẹ nhận thấy ở thời điểm này trẻ phát triển tốt, ít ốm vặt hơn hẳn thì cho thấy rằng sức đề kháng của bé đã được nâng cao, đây thực chất là biểu hiện của việc chất lượng sữa mẹ cao. Đây cũng là lợi ích đầu tiên của sữa mẹ đối với sự phát triển của trẻ.
Sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng và mang tới cho trẻ sức đề kháng, sự tăng trưởng tuyệt vời.
Bé phát triển nhanh
Nếu trẻ sơ sinh bú sữa mẹ lớn nhanh, nghĩa là sữa mẹ có giá trị dinh dưỡng cao. Thực chất là do các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ giúp cho sự phát triển của trẻ diễn ra suôn sẻ trong suốt thời kỳ tăng trưởng, trẻ hấp thu đủ các chất có lợi từ dinh dưỡng của sữa mẹ nên sẽ có những thay đổi về tầm vóc.
Nếu mẹ nhận thấy bé có sự thay đổi về chiều cao, cân nặng nhanh hơn các bé cùng tuổi điều này có nghĩa bé đang bú sữa mẹ một cách an toàn.
Ngược lại, nếu mẹ nhận thấy trẻ bú sữa mẹ không lớn nhanh, thậm chí chậm phát triển hơn so với hầu hết các bé khác thì có thể là do hàm lượng dinh dưỡng trong sữa mẹ thấp.
Do đó, mẹ cần lưu ý về các chỉ số cân nặng, chiều dài, vòng đầu… của bé để xem dòng sữa của mình đã giúp bé phát triển tốt hay chưa.
Nếu trẻ sơ sinh bú sữa mẹ lớn nhanh, nghĩa là sữa mẹ có giá trị dinh dưỡng cao.
Bé khỏe mạnh, không bị tiêu chảy
Khi trẻ sơ sinh đang bú mẹ, nếu có biểu hiện tốt như không bị tiêu chảy có nghĩa là trẻ đang ở trong tình trạng thể chất tốt, lúc này mẹ không cần quá lo lắng. sự phát triển của em bé.
Ngoài ra, mẹ cũng nên tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để có được những tư vấn tốt nhất cho quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.
Vậy mẹ cần lưu ý những gì trong thời điểm này?
Theo lời khuyên từ các chuyên gia, mẹ nên chú ý đến tâm trạng, chế độ ăn uống... của bản thân trong thời điểm này, để đảm bảo chất lượng sữa mẹ không bị ảnh hưởng.
Chú ý chế độ dinh dưỡng
Dinh dưỡng cho mẹ trong thời gian cho con bú rất quan trọng. Mẹ ăn đủ chất sẽ giúp con có đủ sữa, sữa đủ dinh dưỡng nuôi dưỡng trẻ. Khi cho con bú mẹ không được bỏ bữa, nên ăn thêm các bữa phụ. Ăn đủ chất, không nên kiêng cữ quá nhiều. Theo chuyên gia dinh dưỡng thì những thực phẩm mà mẹ cho con bú nên ăn như:
- Cá chứa nhiều Omega - 3: Những loại cá nên ăn như: Cá chim, cá mòi, cá thu, cá hồi, cá ngừ (tươi), cá tuyết, cá rô phi, cua, tôm, hàu, sò điệp…
- Nhóm các loại hạt: Hạnh nhân, hạt bí ngô, hạt óc chó,…
- Nhóm các loại dầu: Dầu hạt cải, dầu đậu nành, bơ thực vật…
- Nhóm các loại rau màu xanh đậm: Bắp cải, rau chân vịt, bông cải, bí đỏ, đu đủ…
- Các thực phẩm khác: Trứng, trứng cá (đen, đỏ), lươn…
Mẹ cũng nên bổ sung thêm trái cây tươi để giải nhiệt và tăng cường vitamin cho mẹ.
Ngay cả khi dặm thêm cho bé 1- 2 cữ sữa công thức, mẹ vẫn nên tích cực cho bé bú bởi trẻ càng bú nhiều sẽ càng kích thích quá trình tiết sữa, giúp duy trì nguồn sữa mẹ lâu nhất có thể.
Chú ý tâm trạng, tăng tình cảm mẹ con
Mẹ nên chú ý giữ tâm trạng thoải mái và thể hiện tình cảm yêu thương với trẻ nhiều hơn trong giai đoạn này. Việc nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ tốt cho sự phát triển mọi mặt của trẻ mà còn giúp tăng cường tình mẫu tử, sự gắn kết giữa mẹ và con.
Theo một nghiên cứu của Hiệp hội Tâm lý Mỹ thì những bà mẹ cho con bú trong thời gian dài có sự nhạy cảm và hiểu con hơn so với những người cho con bú trong thời gian ngắn.
Sự nhạy cảm của người mẹ được định nghĩa là khả năng đọc vị của người mẹ đối với đứa con của mình: giọng điệu, cảm xúc, sự linh hoạt trong hành vi và khả năng đọc tín hiệu của con, mẹ sẽ biết con đang như thế nào hay muốn gì.
Cho con bú mẹ càng nhiều càng tốt
Ngay cả khi mẹ cho bé ăn thêm sữa công thức, hãy tận dụng tối đa nguồn sữa mẹ, cho bé bú mẹ mọi lúc, mọi nơi, khi thiếu sữa, hết sữa thì mới nên cho bé bú bình.
Ngay cả khi dặm thêm cho bé 1- 2 cữ sữa công thức, mẹ vẫn nên tích cực cho bé bú bởi trẻ càng bú nhiều sẽ càng kích thích quá trình tiết sữa, giúp duy trì nguồn sữa mẹ lâu nhất có thể.
Mẹ nên chú ý giữ tâm trạng thoải mái và thể hiện tình cảm yêu thương với trẻ nhiều hơn trong giai đoạn này.
Nên cho bé bú mẹ vào ban đêm
Đối với những trẻ vẫn có nhu cầu ăn đêm thì tốt nhất nên cho bé bú mẹ vào cữ đêm. Lý do là bởi nhu cầu ăn của trẻ vào ban đêm không nhiều, trong khi đó vào ban đêm, mẹ được nghỉ ngơi nhiều nên lượng sữa mẹ tiết ra tương đối đủ để đáp ứng nhu cầu của trẻ.
Mẹ nên căn cứ vào nhu cầu bú đêm của con để biết có nên cho bé bú mẹ vào ban đêm hay không, điều này sẽ giúp mẹ duy trì nguồn sữa mẹ lâu dài hơn.