Trẻ nhỏ (từ 1-3 tuổi) rất khó để có thể tiếp thu những phương pháp rèn luyện tính tự lập như các bé lớn. Vì vậy, cha mẹ cần có cách tiếp cận khác hiệu quả hơn bằng các trò chơi, cho phép trẻ học các kỹ năng mới và tự giải quyết các vấn đề.
Để con vừa có thể vui chơi, vừa rèn luyện tính tự tự lập, cha mẹ có thể hướng dẫn cho trẻ chơi 9 trò chơi dưới đây, đơn giản nhưng lại hiệu quả vô cùng.
Ghép hình tư duy
Trang Bounceback Parenting đề xuất cha mẹ nên cho trẻ dùng các bộ ghép hình theo mẫu hoặc ghép hình tự do từ các khối ghép. Các khối hoa văn nên có thiết kế đơn giản như tên lửa, con vật, ô tô,... sẽ khiến trẻ cảm thấy vô cùng thích thú và không muốn rời đi..
Với các bé nhỏ hơn, cha mẹ chỉ cần cho bé nhận biết và phân biệt các hoa văn hình học nhiều màu sắc, như vậy cũng đủ khiến các bé thích thú.
Các mảnh ghép vừa giúp trẻ rèn tính tự lập vừa kích thích óc sáng tạo của các bé.
Nặn bột
Chơi nặn bột là một hoạt động tuyệt vời cho phép trẻ thể hiện khả năng sáng tạo và khám phá thế giới xung quanh, bằng các giác quan của mình. Việc chơi nặn bột giúp trẻ tự sáng tạo ra các hình dạng khác nhau theo ý mình chỉ bằng các thao tác đơn giản như cắt, nặn,... Hoạt động này cũng giúp trẻ phát triển khả năng vận động cổ tay, bàn tay và các ngón tay.
Chơi nặn bột là một hoạt động tuyệt vời cho phép các bé nhỏ thể hiện khả năng sáng tạo và khám phá thế giới.
Lắp ráp ốc - vít
Sắp xếp các đai ốc vào những chiếc vít giúp trẻ rèn luyện sự tập trung và phát triển các kỹ năng vận động. Theo Skoolzy, trẻ 2-3 tuổi cần tập trung mắt và tay khi cố gắng đặt một đai ốc vào vít, từ đó phát triển các kỹ năng vận động tinh.
Khi thực hiện hành động xoắn ốc vào vít, kỹ năng bám và sức mạnh của các ngón tay của trẻ cũng được cải thiện.
Khi thực hiện hành động xoắn ốc vào vít, kỹ năng bám và sức mạnh của các ngón tay của trẻ cũng được cải thiện.
Ngăn kéo ma thuật
Với trò chơi này, cha mẹ có thể tận dụng một ngăn kéo không sử dụng trong nhà để thực hiện. Cha mẹ có thể đặt vài món đồ chơi như cốc nhựa, nắp đậy, hoặc các món mà bé thích chơi vào trong ngăn kéo và thường xuyên thay đổi chúng. Việc cho trẻ khám phá những thứ mới lạ sẽ khiến trẻ hào hứng và thích thú hơn với các đồ vật xung quanh.
Cha mẹ chỉ cần sử dụng một ngăn kéo không sử dụng trong nhà và bỏ vào những món đồ chơi yêu thích của trẻ để thực hiện.
Tìm bóng theo màu
Đầu tiên, mẹ cần vẽ ngôi sao lên những quả bóng bàn theo các màu với số lượng như nhau.
Ví dụ: Năm quả bóng bàn có ngôi sao màu đỏ và năm quả bóng khác có ngôi sao màu xanh. Sau đó, mẹ hãy đặt các quả bóng vào một chiếc hộp hoặc thau, rồi đưa cho trẻ một vật dụng để lấy những quả bóng lên, có thể là một chiếc vợt hay một cái xúc và để trẻ tự chơi.
Mẹ có thể nâng độ khó lên cho trẻ bằng cách đặt những chiếc bát nhiều màu xung quanh trẻ để con phân loại những quả bóng theo màu, có thể nhắc khi các bé để bóng không đúng theo màu nhưng cuối cùng hãy để trẻ tự phân loại nó.
Trang Toddler Approved cho biết hoạt động này có thể giúp trẻ phân biệt màu sắc.
Đọc sách
Cha mẹ có thể rèn tính tự lập của trẻ bằng cách cho các con đọc sách. Mặc dù hoạt động này cần một thời gian để trẻ có thể làm quen và thích nó, nhưng đây một cách tuyệt vời để giữ cho tâm trí của con luôn hoạt động và học hỏi.
Với những trẻ còn nhỏ, cha mẹ có thể lựa chọn những quyển sách với nhiều ảnh minh họa chi tiết và sống động để dạy trẻ những điều mới dễ dàng hơn.
Mặc dù hoạt động này cần một thời gian để trẻ có thể làm quen và thích, nhưng đây một cách để giữ cho tâm trí của con luôn hoạt động và học hỏi.
Bảng đinh
Đây là một loại bảng có đính các đinh bằng nhựa hoặc gỗ trên bề mặt. Với những chiếc bảng này, trẻ từ 1-3 tuổi có thể dễ dàng dùng dây hoặc dây chun để tạo ra các hình ảnh, hoa văn khác nhau theo ý muốn của mình.
Theo Artful Parent, đây là một cách tuyệt vời để giữ cho trẻ tập trung và thích thú, cũng là một cách phát triển các kỹ năng vận động tinh của bé.
Trẻ từ 1-3 tuổi có thể dễ dàng dùng dây hoặc dây chun để tạo ra các hình ảnh, hoa văn khác nhau theo ý muốn.
Xâu chuỗi hạt
Xâu chuỗi hạt là một hoạt động tuyệt vời để bồi dưỡng các kỹ năng vận động tinh ở trẻ em. Theo The Imagination Tree, trò chơi này sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng tư duy, sự tập trung và cũng như tăng cường sức mạnh cho cơ tay.
Đồng thời, trò này cũng thúc đẩy phát triển khả năng nắm bắt của trẻ, điều này góp phần quan trọng trong việc cầm bút và viết chữ của trẻ khi đến trường sau này. Việc cho trẻ xâu chuỗi hạt cũng giúp các bé học cách phân biệt màu sắc và tăng cường khả năng sáng tạo của con.
Trò chơi xâu chuỗi hạt sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng tư duy, sự tập trung và cũng như tăng cường sức mạnh cho cơ tay.
Chiếc thùng bận rộn
Theo Positive Parenting Connection, trò chơi chiếc thùng bận rộn có thể khiến trẻ dễ dàng ngồi yên khi cha mẹ bận rộn, không thể bế con. Để giúp con chơi tốt trò chơi này, mẹ chỉ cần đổ một ít hạt vào thùng nhựa và giấu một số đồ chơi để con tìm.
Chiếc thùng bận rộn là một hoạt động giúp trẻ phát triển trí não.