Nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng cho trẻ ăn nhiều sẽ giúp con mau lớn, phát triển đều đặn và có thể ngăn chặn tình trạng bị suy dinh dưỡng.
Tuy nhiên, theo các bác sĩ, việc không hiểu biết về kích thước dạ dày của trẻ và ép con ăn quá no có thể dẫn tới những tác hại nghiêm trọng về sức khỏe và sự phát triển của trẻ sau này.
Những ảnh hưởng sức khỏe nếu cho trẻ ăn quá nó, bố mẹ nên lưu ý
Mẹ nên chú ý đến những dấu hiệu cho thấy trẻ đã no, mẹ nên dừng lại và không ép con ăn thêm nữa, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
Trẻ dẫn đến béo phì
Theo số liệu "Báo cáo béo phì ở trẻ em Trung Quốc", tỷ lệ béo phì của trẻ trên 7 tuổi ở ở nước này tăng từ 2,1% lên 12,2% từ năm 1985 đến năm 2014, và có thể số trẻ em từ 0-7 tuổi bị béo phì sẽ tăng lên 49,48 triệu người vào năm 2030.
Thực tế, béo phì khi còn nhỏ không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn khiến trẻ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp 3 lần khi trưởng thành.
Vì vậy, bố mẹ không nên cho trẻ ăn quá no, chú ý kiểm soát về khẩu phần ăn để không làm giãn nở dạ dày và tăng khả năng béo phì ở trẻ.
Không có lợi cho phát triển chiều cao
Khi trẻ còn nhỏ, giấc ngủ của trẻ thường chiếm tỷ trọng lớn hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh luôn mong con sẽ nhanh chóng đi vào giấc ngủ sau khi bú, lúc này đường tiêu hóa của bé có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Đặc biệt là vào ban đêm, việc tiết hormone tăng trưởng càng nhanh, nếu bụng trẻ vẫn còn no sẽ có khả năng làm chậm quá trình tiết hormone, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao.
Trẻ ăn quá no có thể dẫn đến nguy cơ béo phì.
Trẻ dễ gặp vấn đề tiêu hóa
Việc ép con ăn quá no có thể khiến trẻ gặp một số vấn đề về tiêu hóa. Khi bị ép ăn, trẻ sẽ có cảm giác buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, khiến dịch dạ dày bị trào ngược lên thực quản lâu dần gây viêm loét dạ dày.
Biểu hiện của bệnh này đó là trẻ có những cơn đau bụng âm ỉ, đi ngoài ra máu, mệt mỏi,...
Ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ
Có thể nhiều bậc cha mẹ thích cho con ăn và ăn nhưng thực tế nếu bé ăn quá no dễ ảnh hưởng đến sự phát triển của chỉ số IQ não bộ.
Một số nghiên cứu cho thấy, trẻ ăn quá no dẫn đến việc tiêu thụ lượng calo quá mức có thể gây mất trí nhớ và suy giảm trí lực. Ăn quá no cũng làm gián đoạn việc sản xuất uroguanylin, một loại hormone giúp truyền tín hiệu no lên não.
Đồng thời, các cơ quan nội tạng của trẻ lúc nhỏ còn non nớt và mỏng manh, nếu ăn quá nhiều sẽ dễ làm tăng gánh nặng, từ đó ảnh hưởng đến tư duy và trí nhớ của não trong trạng thái rối loạn.
Về lâu dài, não bộ của trẻ có thể bị lão hóa sớm và suy giảm, trí nhớ giảm sút nghiêm trọng, thậm chí khả năng miễn dịch của cơ thể cũng giảm đi nhiều.
Việc ép con ăn quá no có thể khiến trẻ gặp một số vấn đề về tiêu hóa.
Vậy bố mẹ làm thế nào để ngăn ngừa trẻ ăn quá no, giúp con phát triển lành mạnh hơn?
Để tránh tình trạng trẻ ăn quá no ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, bố mẹ có thể tham khảo một số lời khuyên sau đây.
Chú ý kiểm soát lượng thức ăn hợp lý, không ép trẻ ăn quá no
Về vấn đề ăn uống của trẻ, nỗi ám ảnh bên trong của nhiều bậc cha mẹ là “ăn nhiều để khỏe mạnh, lớn nhanh”, chỉ có như vậy mới tin rằng con mình đã hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng.
Thực tế, trẻ em ở lứa tuổi nào cũng có lượng ăn của riêng mình, có những bé bẩm sinh tiêu hóa chậm nên ăn ít, trong khi một số bé năng động, tiêu hóa nhanh nên ăn nhiều hơn.
Do đó, bố mẹ nên chú ý theo dõi tình trạng của con, cho trẻ ăn thức ăn vừa đủ, vừa sức với co thể mình, không nên ép trẻ một cách mù quáng, hay cho con ăn quá nhiều.
Bố mẹ nên chú ý bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ như đậu, rau, trái cây, các loại hạt và ngũ cốc vào thực đơn cho con.
Tập cho trẻ thói quen ăn chậm nhai kỹ
Các chuyên gia khuyên rằng bố mẹ nên tập cho trẻ thói quen ăn chậm nhai kỹ để tiêu hóa tốt hơn. Bởi thức ăn nhập vào đường tiêu hóa ở dạng nhỏ hơn cũng làm giảm lượng khí nuốt vào, từ đó giảm cảm giác cồng kềnh hoặc chướng bụng sau khi ăn. Còn ngược lại, ăn miếng to khiến cho thức ăn khó di chuyển hơn qua đường tiêu hóa.
Đồng thời, mảnh thức ăn càng nhỏ (do nhai kỹ) thì bề mặt tiếp xúc với enzyme tiêu hóa càng lớn, nhanh chóng giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng cần thiết.
Cho con ăn thực phẩm giàu chất xơ
Hầu hết chúng ta đều biết rằng bổ sung nhiều chất xơ có thể giúp giữ cho hệ thống tiêu hóa của chúng ta hoạt động tốt
Theo một nghiên cứu gần đây, những người lớn tuổi với chế độ ăn giàu chất xơ có khả năng sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn 80% so với những người hoàn toàn không ăn chất xơ.
Đồng thời, ăn thực phẩm giàu chất xơ có thể bảo vệ chống lại bệnh tiểu đường thể 2, giúp giảm nồng độ cholesterol, kiểm soát cân nặng khi nhanh chóng tạo ra cảm giác no lâu. Đặc biệt, nó giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động trơn tru.
Vì vậy, bố mẹ nên chú ý bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ như đậu, rau, trái cây, các loại hạt và ngũ cốc vào thực đơn cho con.
Hãy khuyến khích trẻ đi bộ, tăng các hoạt động ngoài trời để thúc đẩy tiêu hóa đường tiêu hóa, không chỉ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn mà còn thúc đẩy sự phát triển hệ xương của cơ thể.
Khuyến khích trẻ vận động thường xuyên
Nếu muốn trẻ chủ động ăn nhiều nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe, bố mẹ có thể áp dụng một cách hay, đó là đưa bé vận động nhiều hơn để tiêu hao năng lượng thể chất.
Hầu hết người lớn sẽ cảm thấy rất đói sau khi hoạt động, nhất là một số công việc có khả năng làm tiêu hao năng lượng nhanh và trẻ nhỏ cũng vậy.
Bố mẹ có thể khuyến khích trẻ đi bộ, tăng các hoạt động ngoài trời để thúc đẩy tiêu hóa đường tiêu hóa, không chỉ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn mà còn thúc đẩy sự phát triển hệ xương của cơ thể.