Theo kinh nghiệm dân gian, tốc độ lớn lên của một em bé sơ sinh thường sẽ là “3 tháng biết lẫy 7 tháng biết bò 9 tháng lò dò biết đi”. Thế nhưng, bé Mia - ái nữ thứ 2 của diễn viên Lan Phương lại “trộm vía” phát triển vượt trội so với độ tuổi, khi mới 6 tháng mà nhóc tỳ đã có thể tự bám vào đồ vật để đứng lên mà không cần sự trợ giúp của bố mẹ.
Loạt ảnh mới được Lan Phương chia sẻ trên trang cá nhân, với dòng chú thích “chiếc em bé 6 tháng 7 ngày của mẹ” đã thu hút sự chú ý của người hâm mộ. Hội mẹ bỉm dành nhiều lời khen xuýt xoa trước vẻ ngoài bụ bẫm, và cứng cáp của con gái sơ sinh nhà Lan Phương. Một số người tỏ rõ sự ngạc nhiên, vì bé Mia mới chỉ vỏn vẹn nửa tuổi thôi nhưng đã đạt được sự tăng trưởng vượt xa nhiều bạn bè đồng trang lứa.
Con gái Lan Phương mới 6 tháng tuổi đã đứng rất cứng.
Có bình luận hài hước của một mẹ bỉm còn để lại dưới bài đăng của diễn viên Lan Phương với nội dung: “Mẹ chăm thứ gì mà em nhanh biết đứng thế nhỉ”, nhiều dân tình cũng đồng loạt bày tỏ sự nể phục, ngưỡng mộ dành cho phương pháp nuôi dạy con của Lan Phương. Quả thật, nhìn bé Mia, ai cũng dễ nhầm lẫn nhóc tỳ là em bé 8, 9 tháng vì sự phát triển của Mia ở hiện tại đã đạt đến khoảng tuổi này.
Trước đó, Lan Phương từng tiết lộ, khi ái nữ mới hơn 1 tháng tuổi đã ngóc đầu, nắm tay mẹ muốn ngồi dậy khi mới chỉ được 2 tháng 10 ngày tuổi và tầm 4,5 tháng tuổi thì con đã có thể đứng vững. Trong các mẹ bỉm sữa sao Việt, Lan Phương là hot mom thường xuyên chia sẻ trên mạng về những kinh nghiệm nuôi dạy 2 con của mình.
Điều này cũng cho thấy rõ trên hành trình chăm sóc các ái nữ, Lan Phương đã dành rất nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu, không ngừng trau dồi kiến thức, kỹ năng cũng như kinh nghiệm để có thể nuôi dạy các con tốt nhất. Mẹ bỉm chỉn chu, tỉ mỉ như thế bảo sao 2 con gái Lina và Mia không “trộm vía” thông minh, xinh đẹp và phát triển khoẻ mạnh từng ngày.
Trẻ mấy tháng thì có thể đứng vững?
Trẻ thường bắt đầu có thể đứng vững vào khoảng 9 đến 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, mỗi đứa trẻ phát triển với tốc độ khác nhau. Một số trẻ có thể đứng vững sớm hơn, trong khi những trẻ khác có thể cần thêm thời gian.
Trẻ sẽ thường đứng bằng cách vịn vào đồ vật xung quanh và từ từ phát triển khả năng giữ thăng bằng mà không cần hỗ trợ. Việc khuyến khích trẻ tập đứng và di chuyển trong môi trường an toàn giúp phát triển kỹ năng này một cách tự nhiên.
Bố mẹ có thể tập đứng cho con bằng cách nào?
1.Sử dụng đồ chơi hỗ trợ
Đặt các đồ chơi có thể vịn vào, như xe đẩy hoặc đồ chơi cao, để trẻ có thể nắm lấy và đứng lên. Những đồ chơi này thường có thiết kế an toàn và có thể giúp trẻ giữ thăng bằng.
2. Giúp trẻ vịn vào đồ nội thất
Khuyến khích trẻ đứng bằng cách cho chúng vịn vào bàn, ghế hoặc các đồ nội thất khác. Đảm bảo rằng đồ nội thất đủ chắc chắn và an toàn để trẻ có thể dựa vào.
3. Tạo không gian tập luyện
Dọn dẹp không gian rộng rãi và an toàn, nơi trẻ có thể thoải mái tập đứng mà không bị cản trở. Đặt thảm mềm ở dưới để giảm thiểu nguy cơ chấn thương khi trẻ ngã.
4. Hỗ trợ từ phía sau
Khi trẻ đang cố gắng đứng, hãy đứng ở phía sau và nhẹ nhàng hỗ trợ trẻ bằng cách đặt tay vào lưng của chúng để giúp trẻ giữ thăng bằng. Bạn cũng có thể nắm lấy tay trẻ để tạo cảm giác an toàn.
5. Khuyến khích và cổ vũ
Khi trẻ cố gắng đứng, hãy khuyến khích và cổ vũ chúng bằng lời nói và nụ cười. Sự động viên từ cha mẹ sẽ giúp trẻ tự tin hơn trong việc rèn luyện kỹ năng mới.
6. Dạy trẻ cách ngã an toàn
Giúp trẻ học cách ngã an toàn bằng phương pháp chỉ cho con cách ngồi xuống hoặc cúi người về phía trước thay vì ngã ra phía sau. Điều này giúp trẻ cảm thấy an toàn hơn khi tập đứng.
7. Tạo trò chơi tương tác
Chơi các trò chơi như "đứng lên và ngồi xuống" với trẻ. Cách này không chỉ giúp trẻ phát triển kỹ năng đứng mà còn tạo ra không gian vui vẻ và thoải mái giữa bố mẹ với con.
8. Thời gian tập luyện hợp lý
Đừng ép trẻ tập đứng quá lâu. Thay vào đó, hãy tổ chức các buổi tập luyện ngắn, khoảng 5-10 phút, để trẻ không cảm thấy mệt mỏi.
9. Theo dõi sự tiến bộ
Chú ý đến sự tiến bộ của trẻ và điều chỉnh phương pháp hỗ trợ khi trẻ dần quen với việc đứng. Đôi khi, bố mẹ chỉ cần giảm bớt sự hỗ trợ sẽ giúp trẻ tự tin hơn.