Những vẻ đẹp độc lạ của các bé gái ở các nước châu Phi luôn thu hút sự chú ý của mọi người. Lolita là một cô bé như vây. Bé có tên thật là Lola Chuil, hiện đang sinh sống tại New York (Mỹ) là một trong những cô bé da đen từng được mệnh danh là "cô bé đẹp nhất châu Phi" bởi màu da đặc trưng, kết hợp với gương mặt Lolita là những nét đẹp vô cùng hài hòa và thanh tú: đôi mắt to, sống mũi cao, môi dày gợi cảm và căm V-line.
Cũng chính nhờ vẻ đẹp này, Lolita ngày càng được nhiều người biết đến, thậm chí sau 1 đêm, hình ảnh của cô bé nổi tiếng khắp các nền tảng mạng xã hội trong và ngoài châu Phi.
Tuy nhiên điều gì cũng có 2 mặt của nó, nét đẹp độc lạ, cuốn hút không chỉ mang đến cho Lolita sự nổi tiếng, may mắn được nhiều người biết đến mà cũng đầy sự nguy hiểm. Nhiều người phần vì tò mò nhưng cũng phần vì quá khích làm ảnh hưởng đến cuộc sống của cô bé.
Điều đó đem lại khá nhiều bất lợi cho cô bé tuổi dậy thì. Chính vì thế, bố mẹ của Lolita vô cùng lo lắng cho cuộc sống của con gái tuổi mới lớn, bố mẹ đã không cho phép Lolita ra khỏi nhà vào ban đêm, còn ban ngày thì hết sức hạn chế. Chỉ khi thực sự cần thiết, cô bé mới được ra khỏi nhà và nhanh chóng trở về. Hoặc những lần khác cần phải có sự đồng hành, giám sát của người lớn.
Sau nhiều năm nổi tiếng, hiện tại trang cá nhân mà cô bé thường xuyên cập nhật hình ảnh giờ đã bị hạn chế. Lolita không chia sẻ nhiều về cuộc sống riêng tư của mình khiến nhiều người tiếc nuối. Có một số ý kiến cho rằng, Lolita và bố mẹ cô bé cảm thấy mệt mỏi và sợ hãi trước việc đời sống riêng tư bị đem ra bàn tán trên mạng xã hội quá nhiều nên đã tránh xa mạng xã hội.
Một nguồn tin khác cũng cho hay, sự nổi tiếng đem đến cho Lolita khá nhiều thay đổi như việc cô bé hiện đã và đang tập tành kinh doanh quần áo, thời trang và làm chủ của một cửa hàng nhỏ. Nhiều người quan tâm, hiếu kì cũng đến ủng hộ cửa hàng của Lolita nên việc kinh doanh khá thuận lợi.
Tuy nhiên bản thân cô bé và bố mẹ bé chưa có ý định cho con gái gia nhập thế giới giải trí hay nhận quảng cáo dù nhiều lời mời.
Trẻ càng lớn càng có sự tiếp xúc với người lạ, xã hội ngày càng nhiều. Cha mẹ cũng không thể nào ở bên cạnh con suốt đời hoặc cấm cản con ra ngoài giao lưu. Chính vì thế, việc cần làm hơn hết là cần sớm dạy cho con những kỹ năng sống quan trọng:
Kỹ năng phòng vệ
Phòng vệ bản thân không chỉ mang nghĩa như sơ cứu hay hành động trong tình huống đã bị thương nghiêm trọng. Phòng vệ ở đây mang nghĩa đề phòng và tránh được những nguy hiểm có thể xảy ra bất kì lúc nào. Những kỹ năng sống cụ thể như bơi lội, quan sát xung quanh, quan sát thiên nhiên có thể giúp trẻ an toàn trong nhiều tình huống khác nhau.
Hãy giúp trẻ nhớ được số điện thoại của cha mẹ và liên lạc trong trường hợp khẩn cấp. Cha mẹ có thể tập cho trẻ gọi điện thoại, dù với máy bàn hay máy di động. Hành động tập luyện này sẽ giúp trẻ có phản xạ nhanh khi cần. Ngoài ra, hãy nói cho trẻ về các loài vật, kể cả vật nuôi trong nhà, khi nào chúng có thể gây nguy hiểm và khi nào không.
Các bậc cha mẹ cần đặc biệt lưu ý dạy trẻ cách nhận biết người lạ và người xấu. Hãy lên danh sách những người trẻ có thể tin tưởng và những tình huống người lạ trẻ phải tuyệt đối tránh.
Kỹ năng hoà nhập xã hội
Khi trẻ đã quen với những kỹ năng phòng vệ, bước tiếp theo là kỹ năng hoà nhập xã hội. Xét về độ quan trọng, kỹ năng này đôi khi quan trọng hơn cả kỹ năng phòng vệ, vì nguy hiểm có thể không xảy ra hàng giờ hàng ngày, nhưng trẻ là một nhân tố trong xã hội và phải ứng xử, hoà nhập mọi lúc mọi nơi. Hoà nhập, tổ chức, vui chơi và hoạt động với tập thể, giao tiếp, suy nghĩ và đưa ra quyết định là những kỹ năng xã hội quan trọng nhất.
Thông thạo những kỹ năng này sẽ giúp trẻ trưởng thành và thành công. Sự phát triển của con người không chỉ về tầm vóc cơ thể, mà quan trọng hơn cả là sự kết hợp với phát triển trí óc và hoà nhập xã hội. Một khi trẻ cảm thấy tự tin và thích thú với môi trường xung quanh, trẻ sẽ dễ dàng học hỏi được nhiều điều khác.
Kỹ năng xây dựng tình bạn
Xây dựng tình bạn bền lâu là một phần quan trọng trong kỹ năng hoà nhập xã hội. Không một cá nhân nào có thể sống riêng rẽ vì mọi sự phát triển của cuộc sống đều phụ thuộc vào cuộc sống xoay quanh. Qua tình bạn, con người có thể chia sẻ nhu cầu, ý tưởng và tìm kiếm sự ủng hộ.
Cha mẹ hãy dạy trẻ cách chia sẻ đồ chơi, sở thích, ý nghĩ và chọn những người bạn tốt. Ngoài ra, càng sớm càng tốt, hãy dạy trẻ cách lắng nghe và tôn trọng sự khác biệt, suy nghĩ và cảm xúc của mọi người xung quanh. Hãy cho trẻ tham gia nhiều hoạt động với các bạn cùng trang lứa, dạy trẻ quan sát, học hỏi và có thái độ khách quan với tất cả mọi người.
Kỹ năng suy nghĩ và phân tích
Suy nghĩ và phân tích và kỹ năng bắt buộc với bất kì ai. Mọi cá nhân cần biết phân tích tình huống và đưa ra những quyết định hợp lí, đó chính là căn bản của sự phát triển và thành công. Cha mẹ hãy dạy trẻ độc lập trong suy nghĩ, nắm bắt được nhiều khía cạnh của vấn đề, phân tích để tìm ra giải pháp hợp lí nhất. Nếu trẻ biết suy nghĩ đa chiều và khách quan từ nhỏ, trẻ sẽ dễ dàng nắm bắt được thông tin khi đến tuổi đến trường và kỹ năng hoà nhập xã hội cũng được củng cố hơn rất nhiều.