Mặc dù công nghệ y học đang ngày càng phát triển, cải thiện vượt bậc so với nhưng người phụ nữ khi mang thai, sinh nở vẫn phải đối mặt với nhiều biến chứng. Nếu không chú ý, cả mẹ và con đều có thể gặp nguy hiểm. Câu chuyện của bà mẹ họ Lý (sống tại Quý Châu, Trung Quốc) dưới đây là một ví dụ.
Chị Lý sinh con gái đầu lòng cách đây gần 2 năm. Sau khi sinh, vì gia đình chồng còn nặng tư tưởng "trọng nam khinh nữ" nên liên tục ép chị phải tiếp tục mang bầu. Vậy là dù lần đầu sinh mổ nhưng chỉ 1 năm sau, chị Lý đã tiếp tục mang bầu.
Khi mang thai, chị Lý cũng được mẹ chồng hết lòng chăm sóc. Bà nói chị nghỉ việc ở nhà dưỡng thai, không cần động tay chân vào bất cứ việc gì, chỉ cần sinh cháu trai khỏe mạnh cho bà là được.
Thai kỳ trải qua suôn sẻ đến tuần 37 thì đột nhiên nửa đêm chị Lý bị đau bụng. Cơn đau nhói không khác gì dao đâm khiến chị Lý toát mồ hôi hột, lập tức gọi cả nhà dậy đưa đi bệnh viện.
Vậy nhưng cuối cùng chị không chờ đợi được hết 30 phút để vào phòng cấp cứu, đã trút hơi thở cuối cùng ngay trên xe. Cả gia đình chồng đều bàng hoàng không tin nổi.
Mẹ bầu 9 tháng qua đời sau một cơn đau bụng dữ dội khiến gia đình bàng hoàng. (Ảnh minh họa)
Lúc này, mẹ chồng chị mới gào khóc đòi bác sĩ nhanh chóng phẫu thuật lấy đứa bé ra. Bé đã được 37 tuần chắc chắn có thể sống sót. Thật ra đây cũng là ý định của các bác sĩ nên đã nhanh chóng tiến hành mổ.
Khi bác sĩ tiến hành phẫu thuật đẻ mổ thì trong bụng chị Lý là cảnh tượng khiến họ sững sờ và xót xa. Tử cung sản phụ đã bị vỡ, em bé trượt ra khoang bụng và cũng đã không qua khỏi vì thiếu oxy. Mà nguyên nhân vỡ tử cung chính là vì mang bầu quá sớm sau sinh mổ, khi vết mổ cũ còn chưa lành hẳn.
Nghe những lời bác sĩ nói, chồng chị Lý chỉ biết ôm đầu hối hận, mẹ chồng thì khóc hết nước mắt, tự trách mình đã ép con dâu đến mức mất mạng.
Sinh mổ là một cuộc đại phẫu nên cần thời gian ít nhất 2 năm để cơ thể hồi phục mới có thể mang thai tiếp. (Ảnh minh họa)
Những ảnh hưởng khi mang thai quá sớm sau sinh mổ
Đối với mẹ
- Nguy cơ bục vết sẹo mổ cũ: Là một tai biến sản khoa nguy hiểm, thường xảy ra ở những phụ nữ đã từng có sẹo mổ ở tử cung như mổ lấy thai hay mổ u cắt u xơ tử cung... Hiện tượng bục vết mổ cũ có thể xuất hiện trong quá trình chuyển dạ sinh, nhất là khi cơn co mạnh.
- Đau vết mổ trong quá trình mang thai: Do vết mổ chưa lành hẳn nên có thể gây đau cho mẹ.
- Mẹ không có đủ sức khỏe và thời gian vừa chăm con nhỏ vừa dưỡng thai tốt.
- Tăng nguy cơ nhau tiền đạo, nhau bám thấp và nếu đẻ mổ nhiều lần nguy cơ rau cài răng lược rất cao. Những trường hợp bất thường về vị trí bám của rau gây nguy cơ chảy máu nặng khi sinh.
- Nguy cơ thai bám vào sẹo mổ cũ: Là một tình trạng rất nguy hiểm, tuy nhiên khá hiếm gặp. Thai có thể bám và làm tổ ngay trên vết mổ cũ, ở giai đoạn sớm gây ra chảy máu nặng và thường phải bỏ thai hoặc có trường hợp bánh rau bám sâu vào cơ tử cung tại vết sẹo mổ cũ, khi đó các gai rau sẽ ăn sâu vào cơ tử cung gây tình trạng cài răng lược thậm chí xuyên thủng tử cung gây chảy máu có nguy cơ dẫn đến tử vong.
Đối với thai nhi
- Trẻ có nguy cơ sinh non rất cao: Trẻ phát triển chưa đầy đủ gây nhiều nguy cơ bệnh cho trẻ sau này.
- Nếu có tình trạng nhau tiền đạo cài răng lược nguy cơ: Thai non tháng, kém phát triển, thiếu máu, tỉ lệ tử vong sơ sinh cao.
- Ngoài ra đối với bé còn đang bú mẹ nguy cơ mất nguồn sữa mẹ, có thể không được chăm sóc đầy đủ.
Các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên đợi ít nhất 2 năm sau khi sinh mổ để vết sẹo và sức khỏe hoàn toàn ổn định mời mang thai lại.