Con dâu bầu giận dỗi vì mẹ chồng không cho tập luyện, nghe bác sĩ nói liền đổi thái độ

Vì sợ tăng cân nhiều nên mẹ bầu này đặt quyết tâm kiểm soát cân nặng bằng cách tập thể dục đều đặn.

Các chuyên gia sản khoa luôn khuyến khích mẹ bầu tập luyện thể dục để rèn luyện sức khỏe, kiểm soát cân nặng và chuẩn bị sẵn sàng cho việc sinh nở. Tuy vậy, mẹ bầu cần hiểu rõ cơ thể và sức khỏe của mình để lựa chọn những bài tập và cường độ tập phù hợp, tránh trường hợp như mẹ bầu dưới đây. 

Tiểu An (sống tại Tứ Xuyên, Trung Quốc) kết hôn 3 năm mới có bầu bé đầu lòng. Ông xã cùng gia đình 2 bên hết sức vui mừng như thế nào nên liên tục bồi bổ cho cô bằng những món ăn giàu dinh dưỡng. Mẹ bầu thì không bị ốm nghén nên ăn uống rất ngon miệng. Cũng vì vậy mà chỉ sau 3 tháng đầu mang thai, cô đã tăng lên 8kg.

Bước sang tam cá nguyệt thứ 2, mức độ thèm ăn và mau đói của Tiểu An càng tăng nhanh. Kéo theo đó là cân nặng cũng tăng "vùn vụt" và gương mặt cô bị phá nét, thân hình thì nặng nề, mất dáng. Tới lúc này, Tiểu An mới giật mình nhận ra mình đang để cân nặng tăng quá đà, tới lúc sinh xong chắc hẳn sẽ khó về dáng. 

Con dâu bầu giận dỗi vì mẹ chồng không cho tập luyện, nghe bác sĩ nói liền đổi thái độ - 1

Tiểu An giật mình khi mang thai tới tháng thứ 6 đã tăng hơn 10 cân, cơ thể nặng nề. (Ảnh minh họa)

Cô nhanh chóng lên mạng tìm hiểu những phương pháp kiểm soát cân nặng khi mang thai. Sau khi xem một loạt video trên mạng, cô quyết định sẽ bắt đầu tập thể dục. Nhưng cái sai của Tiểu An là tập với cường độ quá cao và nặng. Cô tập hơn 2 tiếng một ngày và thậm chí còn đẩy tạ. Mẹ chồng thấy vậy mới nhắc nhở cô nhưng Tiểu Linh vẫn cố chấp và còn đưa cho bà xem video những mẹ bầu 9 tháng vẫn nâng tạ "ầm ầm", khẳng định rằng chỉ có tốt chứ không hại gì. Tuy vậy bà vẫn hết sức ngăn cản, nói Tiểu An chỉ nên đi bộ và tập nhẹ nhàng. Thậm chí còn chuyển đến sống cùng vợ chồng Tiểu An để "canh" không cho cô đẩy tạ nữa. Điều này khiến mẹ bầu 9X hết sức khó chịu và sinh ra giận dỗi.

Con dâu bầu giận dỗi vì mẹ chồng không cho tập luyện, nghe bác sĩ nói liền đổi thái độ - 2

Suýt nữa mẹ bầu 9X đã mất con chỉ vì tập thể dục sai cách. (Ảnh minh họa)

Ai ngờ chỉ ngay ngày hôm sau, cô bất ngờ bị ra máu, liền vội vàng đến bệnh viện kiểm tra. Tại đây, bác sĩ cho biết Tiểu An bị động thai do tập thể dục cường độ cao, quá mức cho phép nên đã kích thích tử cung co bóp đẩy thai nhi ra ngoài. Nếu cô chỉ cần cố tập thêm một ngày nữa thì có thể đã không giữ được con. Bác sĩ lập tức tiêm truyền thuốc giữ thai cho Tiểu An và cô phải nằm viện "treo chân" theo dõi thêm. Nghe đến đây, Tiểu An mới bật khóc rồi rối rít cảm ơn mẹ chồng vì đã ngăn cô lại kịp, nếu không sự việc đau lòng đã xảy ra. 

Bà bầu nên tập thể dục thế nào? 

Tập thể dục là một hoạt động cần thiết không chỉ giúp nâng cao sức đề kháng, cơ thể dẻo dai, giảm đau nhức ở các mẹ bầu, mà còn làm giảm nguy cơ tăng cân quá mức, sinh non, sinh con nhẹ cân, hay các bệnh tiểu đường và huyết áp cao trong thai kỳ. Chưa hết, tập thể dục khi mang thai còn giúp mẹ bầu giảm được cả nguy cơ trầm cảm sau sinh.

Tuy nhiên, trước khi quyết định tập thể dục, các mẹ bầu cần “thuộc lòng” vài lưu ý sau đây:

- Hãy tập bộ môn mà bạn đã từng tập trước đó: Nếu trước khi mang thai, mẹ bầu đã từng tập yoga, gym hay chạy bộ… thì sau khi mang thai hãy cứ tiếp tục tập bộ môn này với cường độ vừa sức, tùy thuộc vào sức khỏe tại mỗi thời điểm.

- Uống nhiều nước: Bạn cần bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể trước, trong và sau khi tập thể dục.

- Nên tập ở nơi có nhiệt độ mát mẻ: Khi tập thể dục, cơ thể của bạn bị “đốt nóng”, và nếu môi trường tập cũng bị nóng sẽ khiến nhiệt độ trong cơ thể tăng cao. Điều này hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe của bạn và sự phát triển của thai nhi.

- Không tham gia tập các tư thế khó hay tập thể dục với cường độ cao vượt quá sức của mình.

- Nghỉ ngơi đầy đủ sau mỗi buổi tập: Sau khi vận động, bạn sẽ cảm thấy mệt ,vì thế nên dành thời gian nghỉ ngơi một lát trước khi bước vào một hoạt động khác.

Và quan trọng nhất là trong khi tập, nếu mẹ bầu cảm thấy chóng mặt, đau đầu, đau ngực, co cứng cơ hay chảy máu âm đạo, rỉ dịch, đau bụng thì nên ngưng tập ngay lập tức. Đồng thời nhờ người nhà đưa đi khám hoặc gọi cho bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn thêm.

Thấy có thứ gì lạ giữa 2 chân, y tá vội vén chăn của bệnh nhân lên thì hoảng hốt
Theo Ngọc Linh (Dịch từ Sina) (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)