Con gái 14 tuổi để lại mẩu giấy rồi bỏ nhà đi, đọc dòng chữ tôi sụp đổ, nhắn tin luôn "Con đừng về nhà nữa"

Chồng trách cứ tôi cứ vội vàng hấp tấp lại khiến con bé làm chuyện dại dột thì hối hận cả đời.

Con gái tôi 14 tuổi đang học lớp 9. Suốt 14 năm liền con đều là học sinh giỏi của lớp, đứng trong top 5 của khối nên nhận được sự tin tưởng của cô giáo cũng như bố mẹ.

Sắp tới, chúng tôi có ý định cho con thi vào trường THPT chuyên của tỉnh. Vậy nên vợ chồng tôi đã chuẩn bị hết mọi thứ, từ việc bán căn nhà hiện tại để mua một căn nhà gần trường con theo học đến việc sắp xếp thời gian làm việc của hai vợ chồng để đưa đón con đi học, rồi cả việc thay đổi gia sư tại nhà cho con...

Thế nhưng có lẽ mọi thứ bố mẹ chuẩn bị sẽ đổ sông đổ bể chỉ vì cô con gái ngang bướng của tôi.

Chẳng là đứa con ngoan, học giỏi của tôi khoảng thời gian gần đây bỗng dưng có kết quả học tập ở trường không tốt. Tôi biết được điều này thông qua thông báo của cô giáo:

- Không biết dạo gần đây gia đình có chuyện gì không mà cháu học hành có vẻ chểnh mảng quá chị?

- Dạ không, nhà tôi vẫn bình thường thưa cô giáo.

- Vậy chị có xem các bài kiểm tra của cháu không? Cháu có đưa về nhà cho bố mẹ xem không?

- Ôi tôi không thấy cô ạ, để tôi về hỏi cháu xem.

- Không những thế, khoảng thời gian gây đây con rất hay nghỉ học không lý do. Khi cô hỏi thì con luôn bảo rằng gia đình con có chút việc nên bố mẹ không liên lạc với cô. Hôm nay tôi nhìn thấy con tan học đi cùng một nhóm bạn không mấy tử tế nên gọi điện cho phụ huynh ngay đây.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Một loạt các bài kiểm tra được con cất kĩ trong ngăn tủ đều có điểm số cực kì thấp chưa bao giờ thấy, thậm chí có bài kiểm tra còn để giấy trắng không làm bài. Đây là điều tôi chưa bao giờ thấy ở đứa con của mình. Ngay lập tức tôi gọi điện cho con về nhà để nói chuyện.

Đứa trẻ thừa nhận việc giấu giếm bài kiểm tra bị điểm kém với tôi nhưng phủ nhận việc giao du với đám bạn xấu.

- Bạn của con hoàn toàn bình thường, không hề xấu như mẹ nghĩ.

- Vậy tại sao con lại bị điểm kém ở những bài kiểm tra gần đây? Cô giáo còn nói con thường xuyên nghỉ học nữa, không phải là do giao du cùng nhóm bạn xấu đó thì còn vì cái gì khác?

- Vì mẹ bắt con học quá nhiều đến phát ngấy rồi mẹ có biết không. Ngày nào còn cũng phải học từ 7h sáng đến tận 11 giờ đêm. Thứ 7, chủ nhật bố mẹ cũng đưa con đến lớp học thêm, đưa đến tận cửa như áp giải phạm nhân vậy. Con học như vậy vẫn chưa hài lòng mẹ sao mà mẹ còn sắp tìm thêm gia sư tận nhà cho con nữa. Con thực sự chán học lắm rồi.

Tôi đã tát cho con bé một cái sau những câu nói hỗn hào đó và đứa trẻ chạy thẳng lên phòng khóa trái cửa.

Tối hôm ấy, tôi vô cùng bực bội bàn bạc với chồng về ý định của mình:

- Em sẽ tạm nghỉ việc một tháng để đưa đón con đi học và chấn chỉnh lại nó ngay lập tức chứ không để tình trạng này diễn ra nữa. Làm gì có kiểu bố mẹ cho tiền ăn học tử tế mà lại dám nghỉ học rồi giao du với những đứa không ra gì thế.

- Em cứ bình tĩnh, anh nghĩ rằng chúng ta nên trò chuyện nhẹ nhàng thêm với con để hiểu con thực sự muốn gì và cũng đừng ép nó học quá nhiều như vậy em ạ?

- Như vậy mà đã là quá nhiều ư, nó còn quá trẻ để suy nghĩ thấu đáo thì chúng ta là bố mẹ, chúng ta phải giúp con hiểu ra chứ. Chỉ có học thật giỏi thì mới tốt cho tương lai của con.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Không ngờ con gái đã nghe được cuộc hội thoại của bố mẹ. Đứa trẻ bỏ đi ngay trong đêm hôm đó, sáng hôm sau khi vào phòng gọi con dậy chúng tôi đã không thấy cháu ở nhà. Tôi hoảng hốt gọi chồng để thông báo.

- Anh ơi, anh lên đây mà xem này, con nó đi đâu rồi ấy, không có cả ba lô quần áo ở nhà.

Chúng tôi tìm được một mảnh giấy con đặt trên bàn, trong đó viết dòng chữ: "Mẹ ơi, kiếp sau con không muốn làm người, con muốn làm một chú chó con được chủ nhân yêu thương và sống cuộc sống mà nó lựa chọn, cũng không phải học quá nhiều để trở thành người tài như mẹ muốn".

Đọc dòng chữ của con mà tôi sụp đổ hoàn toàn. Sao tôi lại có đứa con ngu ngốc vậy cơ chứ và rồi nó đã trốn đi đâu.

Mẹ chồng tôi dưới quê điện lên thông báo đứa trẻ đã về đó. Bà khuyên tôi:

- Mẹ đã nghe cháu tâm sự rồi, có vẻ đứa trẻ hiện tại đang rất áp lực. Thôi thì con cứ để con bé ở đây với mẹ một thời gian, mẹ sẽ nói chuyện với cháu. Con đừng về kẻo con bé lại trách mẹ.

Tôi bất lực không thể làm gì hơn. Tại sao tôi làm tất cả cũng chỉ vì muốn tốt cho tương lai của con mà giờ đứa trẻ lại có những suy nghĩ ngốc nghếch đến thế. Quá bực tức, tôi lấy điện thoại nhắn tin cho con:

- Con quá ngốc, mẹ thất vọng vì con. Con đi luôn đừng về nữa.

Thế nhưng tin nhắn chưa kịp gửi đi thì chồng tôi đã giằng lấy điện thoại:

- Em đừng nóng giận như thế, thế là hại con đó. Em nghĩ sao nếu con đọc được tin nhắn như thế này thì đứa trẻ sẽ suy nghĩ sao. Nó đang ở lứa tuổi ẩm ương, từ từ mình nói chuyện với con và em cũng nên suy nghĩ lại chính bản thân mình xem có quá ép buộc con trong việc học không?

Chồng tôi nói thế là ý gì? Tại sao tôi lại là người sai khi dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho con?

Tâm sự từ độc giả trangkieu...

Dường như nhiều bậc cha mẹ đã quên đi mục đích ban đầu của giáo dục là để làm cho trẻ em trở thành một người tốt hơn. Thế nhưng trong quá trình giáo dục con cái, cha mẹ đã đi chệch mục đích giáo dục ban đầu và trở nên chỉ đo bằng kết quả học tập.

Vậy cha mẹ cần lưu ý những gì khi nuôi dạy con cái?

1. Chọn môn học thêm dựa trên sở thích của con

Khi một đứa trẻ bắt đầu quan tâm đến mọi thứ, chúng sẽ có xu hướng đặc biệt thích ở một khía cạnh nào đó. Khía cạnh này có thể là hội họa, hoặc có thể là âm nhạc...

Tại thời điểm này, phụ huynh hoàn toàn có thể đăng ký cho con học thêm một môn học nào đó theo sở thích của bé. Bằng cách này có thể nuôi dưỡng đam mê và khả năng ham học hỏi của trẻ với việc học tập.

2. Đừng lấy kết quả học tập làm thước đo mọi thứ

Lý do tại sao cha mẹ thường lo lắng không cần thiết về con? là vì cha mẹ không thể đo lường chính xác mối quan hệ giữa chi phí và giá trị thu được.

Ví dụ như xem TV, hành vi này thường bị cha mẹ cấm đoán vì không có lợi cho việc học tập của trẻ. Điều này là do cha mẹ nghĩ rằng chi phí thời gian mà con phải trả sẽ không cho phép con đạt được thành tích học tập tốt hơn, vì vậy xem TV là một hành vi hoàn toàn vô giá trị.

Tuy nhiên, thước đo giá trị của cha mẹ là sai.

Tiêu chuẩn này phải là những sự thật mà trẻ em có thể học được từ nó hoặc liệu chúng có thể nâng cao kiến ​​thức của mình hay không, thay vì lấy thành tích học tập làm tiêu chuẩn để đo lường mọi thứ về bé.

3. Chú trọng bồi dưỡng năng lực và thái độ học tập của trẻ

Học thêm chỉ là một phương tiện giúp trẻ cạnh tranh hơn với bạn đồng lứa trong tương lai nhưng thay vì để trẻ thành thạo một kỹ năng nào đó trong một khoảng thời gian ngắn, thái độ học tập đúng đắn và khả năng học tập độc lập mới quan trọng hơn.

Do đó nếu không được sự đồng ý của trẻ mà cha mẹ vẫn đăng kí học thêm thì chỉ khiến trẻ nghe theo sự sắp đặt của bố mẹ một cách thụ động, đó là vô nghĩa.

Để học tốt một điều gì đó, rất cần một thái độ học tập đúng đắn. Cha mẹ nên hướng dẫn con hình thành thái độ học tập kiên trì, thay vì giả vờ chiếu lệ cha mẹ có thể bỏ dở giữa chừng bất cứ lúc nào.

4. Cha mẹ làm gương là cách giáo dục tốt nhất

Trên thực tế, trong quá trình trưởng thành của trẻ, sự làm gương của cha mẹ chính là cách giáo dục tốt nhất cho trẻ.

Nếu bản thân cha mẹ cũng là người ham học thì con cái cũng sẽ chịu ảnh hưởng của cha mẹ để có hứng thú học tập.

Con gái chi hơn 11 triệu mua 1 chiếc váy, mẹ không chê đắt nhưng nhìn chi tiết lạ phía dưới bà bắt đem trả ngay