Một trong những vấn đề đau đầu mà các bậc cha mẹ có con nhỏ hay phải đối mặt là tình trạng trẻ ăn ngậm. Đa số các bé thường ngậm thức ăn trong miệng và không chịu nuốt, khiến thời gian mỗi bữa ăn của con kéo dài đôi khi đến cả giờ đồng hồ.
Điều này khiến cha mẹ vô cùng căng thẳng và tìm mọi cách để đốc thúc con nhai và nuốt thức ăn, đôi khi bao gồm cả la mắng và đe dọa con. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không có hiệu quả. Cha mẹ cần phải có những phương pháp hiệu quả hơn.
Để giải thích vấn đề này một cách rõ ràng, chuyên gia Rachael đưa ra một tình huống giả định.
Theo đó, cô đưa ra tình huống như sau:
Trong mỗi bữa ăn, con gái 3 tuổi của một người mẹ chỉ ngậm thức ăn vào một bên miệng! Người mẹ này không biết phải làm thế nào để cô bé nhai và nuốt. Nếu mẹ không liên tục nhắc nhở phải nhai, cô bé sẽ cứ ngậm như thế.
Người mẹ dù đã cố gắng loại bỏ tất cả các yếu tố gây xao nhãng và cho bé ngồi vào bàn trong giờ ăn, nhưng bé vẫn không tập trung, hay nghịch ngợm và tiếp tục ngậm thức ăn trong miệng.
Mỗi bữa ăn của cô bé thường có thể mất hơn một giờ để hoàn thành vì thói quen này. Người mẹ đã nói với cô bé rằng sẽ lấy thức ăn của con gái đi sau một khoảng thời gian nhất định, nhưng cô bé không đồng ý và quấy khóc.
Có vẻ cô bé thích thức ăn mềm hơn, nhưng bây giờ bé đã đủ lớn để ăn những món có kết cấu đa dạng hơn, vì vậy người mẹ không muốn chỉ cho con ăn thức ăn mềm. Tuy nhiên, với những món khác, người mẹ phải thường xuyên cho con gái uống nước để nuốt thức ăn.
Vậy, người mẹ nên làm gì để con mình có thể tự giác nhai và nuốt mà không đợi mẹ nhắc nhở? Dưới đây là lời khuyên và ý kiến của Rachael về nghiên cứu tình huống giả định trên.
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe cho trẻ
Thông thường, nếu các bà mẹ đối mặt với trường hợp như đã đã nêu trong trường hợp giả định: Trẻ thích thức ăn có kết cấu mềm hơn và thường xuyên phải uống nước để nuốt thức ăn của mình, Rachel khuyên các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đi kiểm tra tại các cơ sở chuyên môn.
Để con tập trung ăn, cha mẹ cần loại bỏ những yếu tố gây sao nhãng
Loại bỏ các yếu tố gây mất tập trung trong quá trình ăn ngay từ đầu sẽ giúp trẻ hình thành ý thức rằng làm việc gì cũng có những nguyên tắc riêng. Khi ăn phải có ngồi vào bàn và ăn với một thời điểm chính xác nào đó trong ngày.
Tìm những cách giải quyết khác bằng cách xác định tại sao con lại ngậm thức ăn
Rachel nhấn mạnh, việc xác định nguyên nhân vì sao trẻ thích ngậm thức ăn là rất quan trọng vì đây là nguồn gốc của vấn đề, khi cha mẹ xác định được lý do thì việc tìm ra giải pháp sẽ dễ dàng hơn.
Chú ý đến trẻ trước giờ ăn
Theo Rachel, cha mẹ không nên cho trẻ ăn nhẹ hay ăn quá nhiều thức ăn vặt trước bữa ăn chính, vì đa số thức ăn vặt sẽ làm đường huyết tăng cao, khiến trẻ mất cảm giác đói, và không muốn ăn cơm. Thông thường, thời gian ăn vặt của trẻ nên nằm giữa hai bữa chính, có thể là sau khi ăn sáng hoặc sau khi ngủ trưa dậy.
Thái độ của trẻ trong giờ ăn
Trong quá trình con ăn, cha mẹ nên chú ý nếu đã loại bỏ các tác nhân gây mất tập trung, liệu trẻ bị mất tập trung là do cha mẹ đang cố gắng bắt trẻ ăn hết không?
Cũng giống như TV, nếu cha mẹ liên tục nói chuyện với con cũng có thể khiến con bị mất tập trung. Cũng có thể, đối với trẻ, việc ngậm thức ăn khiến trẻ nhận được nhiều sự chú ý của cha mẹ hơn và trẻ thích thú với điều đó nên cứ tiếp tục hành vi như thế.
Quan sát trẻ sau giờ ăn
Nếu trẻ cố tính kéo dài thời gian ăn, cha mẹ hãy thử lập kế hoạch cho một thứ gì đó ít thú vị hơn sau bữa ăn, và cho trẻ biết rằng ngay sau khi ăn xong, các bé có thể tham gia vào hoạt động đó.
Hãy dành ra một thời gian nhất định, gọi là thời gian củng cố tích cực (khoảng 2 tuần) để tập cho con thói quen này. Quá trình này sẽ giúp các bé có động lực làm theo những hướng dẫn của cha mẹ.
Cuối cùng, nếu đã thử hết những phương pháp trên mà bé vẫn tiếp tục ngậm thức ăn. Cha mẹ nên đưa con đến các trung tâm, cơ sở chuyên môn như các chuyên gia dinh dưỡng hay tâm lý học để giúp cha mẹ đưa ra các kết luận chính xác.