Việc chăm sóc con cái có thể rất dễ dàng nhưng đồng thời cũng rất phiền phức, trong số những điều phiền phức này, cha mẹ sợ nhất là vấn đề con ốm.
Khác với người lớn có thể có những cảm nhận chính xác và thể hiện một cách rõ ràng dấu hiệu bênh, khi trẻ mắc bệnh sẽ khó biểu đạt được trạng thái của bản thân. Cũng vì vậy, nhiều bậc cha mẹ sẽ bỏ qua dấu hiệu của trẻ hoặc đánh giá sai bệnh khiến tình trạng của trẻ xấu đi, hoặc không kịp thời cứu chữa.
Đặc biệt trong hai bệnh cảm và viêm màng não, nhiều trường hợp lâm sàng là do cha mẹ nhầm viêm màng não với cảm lạnh, cuối cùng dẫn đến tổn thương não nặng ở trẻ.
Vì vậy, cha mẹ nên làm thế nào để phân biệt bệnh viêm màng não và cảm lạnh?
1. Nguyên nhân gây cảm cúm và viêm màng não
Cảm lạnh thường là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do nhiễm một số loại virus gây bệnh theo mùa. Bệnh này thường xảy ra vào thời điểm chuyển mùa giữa thu sang đông và xuân hè. Với sự hiện diện của hệ thống miễn dịch trong cơ thể, cảm lạnh thông thường có thể hồi phục trong thời gian ngắn, thời gian khởi phát khoảng 10 ngày, thường thì một tuần là có thể khỏi bệnh.
Cảm lạnh cũng có thể được chia thành hai loại: một là do lạnh và hai là do nhiệt. Các loại thuốc trị cảm do các nguyên nhân cũng khác nhau, cha mẹ cần phân biệt kỹ nguyên nhân khiến con bị cảm, để mua đơn thuốc chính xác hơn.
Cảm lạnh và viêm màng não dễ bị nhầm lẫn do có triệu chứng gần giống nhau. (Ảnh minh họa)
Viêm màng não thường do nhiễm trùng màng não bao phủ phần trên của não người do sự xâm nhập và gây hại của virus, vi khuẩn hoặc các vi sinh vật khác trong máu, sau đó tiến triển thành viêm màng não. Trong bệnh viêm màng não ở trẻ em, vi khuẩn gây bệnh thường gặp chủ yếu là Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae và Neisseria.
Đồng thời, cần lưu ý, cảm lạnh cũng là một trong những tác nhân gây viêm màng não ban đầu, nhiều trẻ không xử lý kịp các triệu chứng của bệnh cảm, dẫn đến sốt cao, cuối cùng diễn biến thành viêm màng não cấp tính. Vì vậy, các bậc cha mẹ phải thận trọng khi bị cảm lạnh và đừng để tình trạng của con mình xấu đi.
2. Phân biệt triệu chứng của cảm lạnh và viêm màng não
Cảm lạnh là căn bệnh quen thuộc và phổ biến, các triệu chứng điển hình nhất là chóng mặt, sốt, đau họng, ho, sổ mũi,… Khi trẻ có những biểu hiện trên, cha mẹ có thể dễ dàng biết rằng đứa trẻ bị cảm lạnh.
Các triệu chứng của bệnh viêm màng não gần giống như cảm lạnh, cũng sẽ xuất hiện các cơn đau đầu, sốt… nhưng nếu cha mẹ thấy con mình ngoài các triệu chứng cảm lạnh cơ bản thì trẻ vẫn sốt cao kèm theo buồn nôn, nôn, bất tỉnh và cử động đầu cứng,… thì có thể trẻ bị viêm màng não thay vì cảm lạnh thông thường.
Trong trường hợp này, tốt nhất bạn nên đưa đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị.
Trẻ bị viêm màng nào ngoài bị sốt như cảm còn kèm theo nôn, buồn nôn,... (Ảnh minh họa)
3. Phòng bệnh nên nâng cao khả năng miễn dịch của trẻ
Trẻ em là đối tượng tập trung chủ yếu của bệnh viêm màng não, do cơ thể trẻ em còn chưa đủ khả năng miễn dịch nên rất dễ bị nhiễm virus từ bên ngoài. Vì vậy, nếu muốn con khỏe mạnh, cha mẹ cần nâng cao khả năng miễn dịch cho trẻ và điều chỉnh vóc dáng cho trẻ thông qua chế độ ăn uống và luyện tập hàng ngày.
Chú ý cân đối dinh dưỡng và phối hợp thịt, rau trong khẩu phần ăn để trẻ có nhu cầu dinh dưỡng tốt hơn cho sự phát triển thể chất; thường xuyên đưa trẻ tập thể dục trong nhà hoặc ngoài trời để rèn luyện sức khỏe và nâng cao khả năng miễn dịch.
Chú ý tăng cường khả năng miễn dịch cho trẻ để ngừa cảm lạnh và viêm màng não. (Ảnh minh họa)
Lưu ý quan trọng: Cảm lạnh đơn giản sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ, nhưng viêm màng não sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe não bộ của trẻ và các triệu chứng giữa hai bệnh tương tự nhau, nhưng viêm màng não thường sẽ bị sốt cao, các triệu chứng xấu dai dẳng kèm theo buồn nôn, nôn mửa, bất tỉnh,...