Vì muốn cuộc sống được khá giả hơn, nhiều bậc cha mẹ phải đứt ruột để con cái lại cho ông bà chăm sóc để tập trung phát triển công việc. Một số cặp vợ chồng trẻ vì phải làm ăn xa mà đôi khi một năm chỉ về thăm con được vài lần.
Mặc dù ông bà có rất nhiều kinh nghiệm chăm sóc trẻ nhỏ và yêu thương cháu hết mực, các bậc cha mẹ vẫn không khỏi lo lắng về con cái mình vì sự khác biệt về quan niệm nuôi dạy trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, không ít cha mẹ phải rơi vào tình huống dở khóc dở cười vì sự chiều chuộng quá mức của các bậc ông bà.
Không ít cha mẹ phải rơi vào tình huống dở khóc dở cười vì sự chiều chuộng quá mức của các bậc ông bà. (Ảnh minh họa)
Gần đây, một bà mẹ trẻ học Lý cũng đã phải trải qua một tình huống tương tự khi gửi con trai cho bà ngoại chăm sóc. Sau một năm đi xa làm việc, mẹ trẻ hoảng hốt, không nhận ra con mình.
Mẹ Lý cho biết, con trai chị năm nay 4 tuổi. Để kiếm sống, vợ chồng chị chọn cách ra ngoài làm thuê, gửi con về nhà bà ngoại để ông bà chăm sóc tốt hơn. Vợ chồng chị Lý vốn biết ông bà ngoại rất thương yêu con trai mình, đôi khi có hơi cưng chiều thái quá. Tuy nhiên, vợ chồng chị cũng đành phải giao con cho ông bà ngoại chăm sóc vì đây là lựa chọn tốt nhất cho con trai.
Để kiếm sống, vợ chồng chị chọn cách ra ngoài làm thuê, gửi con về nhà bà ngoại để ông bà chăm sóc tốt hơn. (Ảnh minh họa)
Năm vừa qua công việc của vợ chồng chị Lý có chút bận rộn nên không thể dành thời gian về thăm con thường xuyên. Gần như một năm trời hai vợ chồng mới sắp xếp được thời gian về nhà ngoại. Vợ chồng cô đã mua rất nhiều đồ chơi và rất mong chờ được gặp lại con trai.
Vừa về đến nhà ngoại, mẹ Lý đã nghe tiếng con trai từ trong nhà vọng ra gọi mình. Tuy nhiên, đợi mãi mà chẳng thấy con đâu, chỉ thấy một cậu nhóc bụ bẫm từ trong nhà chạy ra.
Bà chăm “khéo” đến nỗi mẹ trẻ không nhận ra con trai của mình. (Ảnh minh họa)
Thì ra, sau một năm được bà ngoại chăm sóc, cậu bé đã “phát tướng” hơi nhiều, cậu bé đã tăng gần 10kg, hiện tại nặng đến 25kg.
Trong bữa ăn hôm ấy, người mẹ thật sự “nóng ruột” khi ông bà ngoại cho con trai cô ăn đến 3 bát cơm đầy với rất nhiều thịt và mỡ. (Ảnh minh họa)
Hỏi ra mới biết, thì ra bà ngoại luôn lo lắng rằng đứa trẻ ăn không no. Mỗi lần cậu bé khóc, ông bà sẽ dùng đồ ăn ngon để dỗ. Bên cạnh đó, ông bà ngoại còn áp dụng phương pháp đánh lạc hướng để trẻ vừa chơi đồ chơi vừa ăn, như vậy sẽ dễ dụ cậu bé ăn hơn. Dần dần, từ một cậu bé chỉ ăn một bát cơm mỗi bữa, con trai chị Lý đã có thể ăn tận 3 bát cơm đầy. Ông bà ngoại không khỏi tự hào về điều này và còn khen cháu mình trông rất dễ thương khi trở nên mũm mĩm.
Thì ra bà ngoại luôn lo lắng rằng đứa trẻ ăn không no. Mỗi lần cậu bé khóc, ông bà sẽ dùng đồ ăn ngon để dỗ. Quá lo lắng cho con, vợ chồng chị Lý đã đưa cậu bé đến bệnh viện kiểm tra ngay trong hôm đó. Sau khi thăm khám, bác sĩ phát hiện bụng cháu bé to hơn nhiều so với trẻ bình thường, nguyên nhân có thể do ăn quá no lâu ngày, dẫn tới béo phì.
Trên thực tế, thừa cân - béo phì là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh tật của nhiều cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Để con cái được khỏe mạnh và phát triển một cách toàn diện, cha mẹ nên lưu ý một số nguyên tắc sau:
Chăm sóc dinh dưỡng:
- Trẻ cần được chăm sóc dinh dưỡng ngay từ khi còn trong bụng mẹ, thông qua chế độ ăn uống của mẹ, để tránh mẹ tăng cân nhiều, thai to. Khi trẻ bắt đầu ăn bổ sung, cần có khẩu phần ăn hợp lý, đảm bảo đủ các nhóm thực phẩm (chất bột đường, chất đạm, chất béo và chất xơ, vitamin, khoáng chất).
- Trẻ lớn nên khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả, hạn chế sử dụng thực phẩm giàu năng lượng, nghèo vi chất dinh dưỡng. Nên hạn chế cho trẻ ăn các loại bánh kẹo, đường, mật, sữa đặc có đường, sữa béo, nhưng có thể uống sữa gầy (sữa bột tách bơ), hoa quả chứa nhiều đường như mít, chuối chín...
- Khi chế biến thức ăn cho con, các bậc phụ huynh cần hạn chế các món quay, xào, rán, mà nên làm các món hấp, luộc… Cũng cần cho trẻ chế độ ăn uống điều độ, không ăn quá no, không được bỏ bữa, không để trẻ quá đói, nên ăn nhiều vào buổi sáng, không nên ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Hoạt động thể lực:
(Ảnh minh họa)
- Ở trẻ lớn và tuổi vị thành niên nên tăng cường vận động thể lực với các loại hình và mức độ thích hợp theo lứa tuổi như thể dục nhịp điệu, đi bộ, chạy nhảy, bơi lội... hạn chế xem tivi, trò chơi chơi điện tử và tránh thức quá khuya.
- Ngoài ra, cần theo dõi tăng trưởng của trẻ ở mọi lứa tuổi qua chỉ số cân nặng, chiều cao, nhằm phát hiện sớm thừa cân béo phì, để kịp thời điều chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt của trẻ.