Con tôi mắc hội chứng tự kỷ. Năm con lên 2 tuổi khi thấy những biểu hiện khác thường ở bé, tôi đưa con đi khám thì bác sĩ kết luận con mắc hội chứng tự kỷ. Nghe lời khuyên của bác sĩ, chúng tôi kể từ đó theo sát những biểu hiện của con để kịp thời tháo gỡ.
Năm nay con 5 tuổi, tôi định gửi con theo học tại lớp học đặc biệt dành cho những đứa trẻ giống con mình nhưng vợ gàn. Cô ấy nói không muốn biến con mình "đặc biệt" lại trở thành "đặc biệt hơn".
Ảnh minh họa
Chính vì thế cô ấy muốn gửi con vào lớp học, học cùng với những bạn bình thường khác, vừa là để học hỏi các bạn, vừa là để con không cảm thấy mình khác biệt. Vì thế, chúng tôi cố gắng tìm lớp mà cả cô giáo và những phụ huynh khác chấp nhận những đứa trẻ tự kỷ như con mình.
Khoảng thời gian 1 tháng đầu con tôi đi học có những hiệu quả rõ rệt khiến vợ chồng mừng rỡ đóng tiền học cho con liên tiếp 3 tháng liền. Thế nhưng tôi không ngờ đó lại là những sai lầm của mình.
Theo đó, có một khoảng thời gian tôi cảm thấy con có những biểu hiện khác trước, ngày càng trở lên lầm lì hơn, ít nói hơn, cộc cằn hơn nhưng cũng có lúc dễ khóc, dễ tủi thân. Tôi và vợ lo lắng không biết liệu có phải con đã gặp phải chuyện gì đó ở lớp học hay ở nhà (vì nhà tôi cũng có cô giúp việc) hoặc là chuyện nào khác.
Đặc thù con mình lại là đứa trẻ khó tìm hiểu rõ lý do nên vợ chồng tôi bàn nhau mua cho con một chiếc đồng hồ đeo tay thông minh, nó kết hợp với cả ghi âm và quay video. Hay nói cách khác, đó là một chiếc camera thu nhỏ được gắn vào đồng hồ và con sẽ đeo trên tay thường xuyên.
Ảnh minh họa
Suốt 1 tuần liền, tôi mong ngóng từng ngày xem những gì con gặp và tiếp xúc nhưng vợ tôi lại khuyên để khoảng tầm 2 tuần rồi xem mới chính xác nhất. Khi thời cơ đến, hai vợ chồng đóng kín cửa phòng bật camera lên xem. Tất cả những cảnh tượng mà chúng tôi chứng kiến được đã khiến chúng tôi bật khóc.
Theo đó những gì con nhận được ở lớp học chính là nguồn cơn khiến đứa trẻ bị tâm lý như hiện tại.
Cô giáo tại lớp học của con bình thường cũng rất nhẹ nhàng, dịu dàng nhưng mỗi khi con tôi làm sai, cô quát ầm ĩ lên, thậm chí dùng những câu từ xúc phạm nặng nề đến đứa trẻ. "Em có não không, sao có thế mà không làm được?"; "Tại sao tôi lại nhận một học sinh kém cỏi như em cơ chứ, thật điên mất thôi"; "Em đặc biệt nhất lớp này đó, không ai đặc biệt như em đâu"; "Em không có đầu óc à?"; "Đừng suốt ngày đù như thế chứ"; "Em làm bố mẹ phí tiền cho ăn học quá"... Đó là tất cả những câu nói mà con tôi phải nghe từ giáo viên của nó. Và chính xác đó chính là lý do gây nên sự thay đổi, rối loạn tâm lý của con suốt thời gian qua.
Ảnh minh họa
Vợ tôi khóc rất nhiều, cô ấy ân hận vì đã cố ép con tôi theo học lớp học bình thường cùng những đứa trẻ bình thường để rồi con phải chịu đựng những áp lực lớn như vậy. Thế nhưng theo tôi điều đó cũng không hẳn vì tôi hiểu con mình là một đứa trẻ tự kỷ nhưng con không phải quá kém cỏi. Chắc chắn điều này cũng là những nhận xét thái quá của giáo viên trong lúc bực tức.
Khi tôi gặng hỏi con mãi, con nói rằng vì bố mẹ đóng tiền rồi nên cố gắng đi học chứ không muốn bỏ phí như lời cô giáo vẫn hay nói. Nghe con tâm sự mà tôi nghẹn đắng cổ họng.
Hiện tại vợ chồng tôi đã cho con thôi học tại lớp đó nhưng có lẽ đứa trẻ sẽ phải mất một thời gian dài để ổn định lại tâm trạng.
Tâm sự từ độc giả minhha...
Không riêng trẻ tự kỷ, trẻ em bình thường khác thường xuyên bị cô giáo chửi mắng thậm tệ có thể trải qua nhiều ảnh hưởng tiêu cực cả về tâm lý lẫn phát triển xã hội. Dưới đây là một số khía cạnh quan trọng mà bạn có thể xem xét:
1. Ảnh hưởng tâm lý
Trẻ em bị chửi mắng thường xuyên có thể phát triển cảm giác tự ti, lo âu và trầm cảm. Việc bị chỉ trích liên tục khiến trẻ cảm thấy mình không đủ tốt, từ đó hình thành các vấn đề về lòng tự trọng. Cảm giác này có thể kéo dài suốt đời, ảnh hưởng đến sự tự tin và khả năng giao tiếp xã hội của trẻ.
2. Khả năng học tập
Môi trường học tập tích cực là rất quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ. Khi trẻ phải đối mặt với sự chỉ trích và chửi mắng, chúng có thể trở nên sợ hãi khi đến lớp, từ đó kém tập trung và thiếu động lực học tập. Điều này có thể dẫn đến kết quả học tập kém, ảnh hưởng đến tương lai của trẻ.
3. Quan hệ xã hội
Trẻ em học cách tương tác với người khác thông qua các mối quan hệ tại trường. Khi trẻ bị chửi mắng, chúng có thể trở nên nhút nhát, không dám giao tiếp hay kết bạn. Điều này có thể dẫn đến sự cô lập, khiến trẻ cảm thấy đơn độc và thiếu sự hỗ trợ xã hội.
4. Hành vi ứng xử
Trẻ em học hỏi từ người lớn và môi trường xung quanh. Khi chứng kiến hành vi chửi mắng và sự thiếu tôn trọng, trẻ có thể học theo và áp dụng những hành vi tiêu cực này trong các mối quan hệ của chính mình. Chúng có thể trở nên hung hăng hơn hoặc có xu hướng bắt nạt bạn bè.
5. Phát triển cảm xúc
Việc thường xuyên bị chỉ trích có thể cản trở khả năng phát triển cảm xúc tích cực của trẻ. Trẻ cần được khuyến khích diễn đạt cảm xúc của mình, nhưng nếu chúng chỉ nhận được sự chửi mắng, chúng có thể học cách kìm nén cảm xúc, làm cho việc thể hiện bản thân trở nên khó khăn.
Bố mẹ có thể thực hiện một số biện pháp để hỗ trợ trẻ khi gặp phải tình huống bị cô giáo chửi mắng:
1. Lắng nghe và dạy con đối phó
Khuyến khích trẻ chia sẻ cảm xúc: Hãy tạo không gian an toàn để trẻ có thể thoải mái nói về những gì đang xảy ra. Lắng nghe mà không phán xét giúp trẻ cảm thấy được tôn trọng.
Học cách xử lý cảm xúc: Giúp trẻ phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc và ứng phó với sự chỉ trích. Dạy trẻ cách phản hồi một cách bình tĩnh và xây dựng.
2. Thảo luận với giáo viên
Gặp gỡ cô giáo: Bố mẹ nên chủ động gặp giáo viên để thảo luận về tình hình. Hãy hỏi rõ nguyên nhân và cách mà giáo viên có thể cải thiện phương pháp dạy học.
3. Khuyến khích con
Khuyến khích sự tự tin: Tạo môi trường gia đình đầy yêu thương, nơi trẻ cảm thấy an toàn để thử nghiệm và mắc lỗi mà không bị phán xét.
Phát triển kỹ năng xã hội: Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa, giúp trẻ có cơ hội giao tiếp và kết bạn, từ đó cải thiện khả năng xã hội.
Giám sát cảm xúc và học tập: Theo dõi sự tiến bộ của trẻ trong học tập và tâm lý. Nếu cần, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý.