Theo quan niệm của người Á đông, các cha mẹ thường quan tâm nhiều đến giờ sinh, cung hoàng đạo hay ngày sinh của trẻ và ai cũng mong con được ra đời “vào ngày lành tháng tốt”. Tuy nhiên, liệu cha mẹ có biết việc một đứa trẻ được sinh ra vào mùa nào cũng có ảnh hưởng nhất định đến bé?
Các nhà khoa học đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu, kết quả đã cho thấy trẻ nhỏ sinh vào các mùa khác nhau sẽ có sự khác nhau về chiều cao, sức khỏe, tính cách và chỉ số IQ.
Chiều cao
Một nghiên cứu năm 2015 đã phân tích dữ liệu của khoảng 450.000 người và phát hiện ra rằng so với những trẻ sinh vào mùa xuân, mùa thu và mùa đông so với trẻ sinh vào mùa hè (tháng 6-8) có trọng lượng sơ sinh trung bình nặng hơn, bắt đầu dậy thì sớm hơn và có chiều cao vượt trội hơn khi trưởng thành.
Trong khi đó, một nghiên cứu của Indonesia vào năm 2016 lại cho thấy nam giới sinh vào tháng 6-9 thấp hơn 2,3 mm so với nam giới sinh vào các tháng khác; con số đối với nữ giới sinh tháng 6-9 là thấp hơn 2,6 mm so với nữ giới sinh vào các tháng khác.
Chiều cao là điều khác biệt đầu tiên khi trẻ sinh vào các tháng khác nhau.
Sức khỏe
Một nghiên cứu của Nhật Bản được công bố vào năm 2020 cho thấy trẻ em nếu sinh vào mùa hè (tháng 6-8) có nguy cơ mắc bệnh chàm thấp hơn so với các mùa khác.
Trong khi đó, một nghiên cứu của Úc cho thấy trẻ em sinh vào mùa thu và mùa đông có nguy cơ bị dị ứng thực phẩm cao hơn so với mùa xuân và mùa hè. Nghiên cứu vào năm 2010 tại Hoa Kỳ cũng cho thấy rằng trẻ em sinh vào mùa thu và mùa đông dễ bị dị ứng với thức ăn hơn.
Ngoài ra, theo một nghiên cứu được thực hiện ở Đan Mạch, bệnh hen suyễn thường phổ biến hơn ở trẻ em sinh vào mùa thu. Các nhà nghiên cứu cho rằng điều này có thể liên quan đến việc sau khi sinh, các bé phải ở nhà trong suốt mùa đông. Do đó, trẻ phải tiếp xúc với mạt bụi và các chất gây dị ứng khác, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.
Sức khỏe hay tính cách cũng có sự khác biệt khi trẻ được sinh ra vào các tháng khác nhau.
Tính cách
Một nghiên cứu được tiến hành vào năm 2007 đã cho thấy rằng so với những trẻ sinh vào mùa đông, trẻ sinh vào mùa xuân và mùa hè dễ có nguy cơ bị trầm cảm hơn .
Ngoài ra, một nghiên cứu được báo cáo vào năm 2014 cho thấy rằng những trẻ sinh vào mùa hè có “tính khí thất thường” hơn, tức là dễ bị thay đổi cảm xúc giữa vui và buồn. Trong khi đó, trẻ sinh vào mùa đông thường ít gắt gỏng, trẻ sinh vào mùa thu ít bị trầm cảm hơn những bé sinh vào mùa đông.
Tiếp theo đó là sự khác biệt về chỉ số IQ, tuy nhiên theo nghiên cứu thì chỉ số IQ giữa các trẻ không đáng kể.
Chỉ số IQ, hiệu suất học tập
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2017 đã phân tích dữ liệu của 6.034 trẻ 6 tuổi và phát hiện ra rằng so với trẻ sinh vào mùa hè, trẻ sinh vào mùa xuân có chỉ số IQ phi ngôn ngữ thấp hơn một chút. Tuy nhiên, sau khi xem xét lại các yếu tố ảnh hưởng khác như chỉ số thông minh của bố mẹ thì sự khác biệt này không đáng kể.
Do đó, các nhà nghiên cứu cho rằng mặc dù có sự khác biệt trong kết quả kiểm tra IQ đối với những đứa trẻ sinh vào các mùa khác nhau, nhưng khoảng cách này không quá lớn.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng mùa sinh có liên quan đến kết quả học tập của trẻ. Ví dụ, một nghiên cứu ở Vương quốc Anh cho thấy trẻ em sinh vào mùa thu và mùa đông có xu hướng đạt điểm cao hơn ở trường tiểu học.
Tuy nhiên, các nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng sự khác biệt về trí thông minh hoặc kết quả học tập của trẻ do mùa sinh là rất nhỏ. Nguyên nhân của sự khác biệt về kết quả học tập chủ yếu là do những trẻ được sinh ra vào tháng 8-9 có thể được lợi thế với các bạn vì các bé “già tháng” hơn.
Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm thấy nguyên nhân của sự khác biệt trên, tuy nhiên mối quan hệ giữa mùa sinh với sức khỏe, tâm lý, chỉ số IQ của trẻ có sự liên quan mật thiết đến dinh dưỡng và thời tiết.
Tại sao có những khác biệt này?
Đối với câu hỏi này, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra câu trả lời chính xác. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa mùa sinh với sức khỏe, tâm lý, chỉ số IQ,... của trẻ có thể được lý giải như sau:
Theo các nhà khoa học, mỗi mùa có những loại thực phẩm khác nhau phát triển, vì vậy, khi mang thai, người mẹ sử dụng các thực phẩm khác nhau dẫn đến việc các em bé sẽ nhận được chất dinh dưỡng khác nhau nên đương nhiên khả năng phát triển cũng sẽ khác nhau.
Đồng thời, điều kiện thời tiết vào các mùa cũng khác nhau, do đó, mức độ phơi nhiễm tia cực tím trong thai kỳ và mức độ hấp thụ vitamin D cũng khác nhau dẫn đến sự khác biệt về sức khỏe và sự tăng trưởng của trẻ.
Để giúp trẻ phát triển tốt nhất, cha mẹ nên cho con tập thể dục hàng ngày, ngủ đủ giấc, nuôi dưỡng hứng thú học tập.
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu và tìm ra nguyên nhân chính xác của những sự khác biệt trên. Trên thực tế, sức khỏe, sự tăng trưởng, tâm trạng, tâm lý, hành vi, chỉ số IQ và kết quả học tập của trẻ liên quan nhiều hơn đến di truyền gen, môi trường gia đình và trình độ học vấn.
Vì vậy, cha mẹ không nên quá lo lắng nếu con mình có lỡ sinh ra trong những tháng không có nhiều lợi thế. Điều quan trọng là cha mẹ có thể “bù đắp” cho con mình bằng cách xây dựng cho con một chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt thật lành mạnh và cân bằng, để giúp con có thể lớn lên thật khỏe mạnh và thông minh.
Cha mẹ có thể đảm bảo cho con tập thể dục hàng ngày, ngủ đủ giấc, nuôi dưỡng hứng thú học tập và thói quen học tập tốt cho con để giúp trẻ phát triển tốt hơn.
Nguồn tham khảo:
1. Felix R. Day, Nita G. Forouhi, Ken K. Ong, John R.B. Perry. Season of birth is associated with birth weight, pubertal timing, adult body size and educational attainment: a UK Biobank study,
Heliyon,Vol 1, Issue 2 2015,e00031,ISSN 2405-8440, https://doi.org/10.1016/j.heliyon.2015.e00031.
2. Kuwabara, Y., Nii, R., Tanaka, K. et al. Season of birth is associated with increased risk of atopic dermatitis in Japanese infants: a retrospective cohort study. Allergy Asthma Clin Immunol 16, 44 (2020). https://doi.org/10.1186/s13223-020-00443-z
3. Mullins RJ, Clark S, Katelaris C, et al. 2011. Season ofbirth and childhood food allergy in Australia. Pediatric Allergy Immunology22:583–589
4. Vassallo MF, Banerji A, Rudders SA, et al. 2010. Season of birth and food allergy in children. Ann Allergy Asthma Immunol 104(4):307-13
5.Knudsen TB, Thomsen SF, Ulrik CS, et al. 2007. Season of birth and risk ofatopic disease among children and adolescents. J Asthma 44(4):257-60
6. Natale V, Adan A, Chotai J. 2007. Season of birth modulates mood seasonality inhumans. Psychiatry Res 31;153(2):199-201. Online first: 31 Jul
7. Tonetti L, Fabbri M, Martoni M, et al. 2012. Season of birth and mood seasonality in late childhood and adolescence. Psychiatry Res30;195(1-2):66-8.
9. Lawlor DA, Clark H, Ronalds G, Leon DA. Season of birth and childhood intelligence: findings from the Aberdeen Children of the 1950s cohort study. Br J Educ Psychol. 2006 Sep;76(Pt 3):481-99. doi: 10.1348/000709905X49700. PMID: 16953958.