Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng thì sữa mẹ luôn luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Với những trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, đều được khuyên bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, không bổ sung thêm bất kỳ nguồn thức ăn nào khác do trong sữa mẹ đã bao gồm rất nhiều chất dinh dưỡng để giúp trẻ tăng đề kháng và phát triển khỏe mạnh.
Kích thước dạ dày của trẻ sơ sinh cũng không giống nhau, thay đổi khác biệt trong từng ngày nên lượng sữa cho trẻ sơ sinh khi dung nạp vào cơ thể cũng sẽ được thay đổi theo.
Lượng sữa cho trẻ sơ sinh theo từng giai đoạn, tháng tuổi
Đối với trẻ vừa mới sinh
Khi mới sinh xong, kích thước dạ dày của các bé được hình dung giống như một hạt dẻ hoặc quả cherry (rất nhỏ, thậm chí còn nhỏ hơn) nên mỗi lần bé chỉ cần lượng sữa khoảng từ 30ml rồi dần dần mới tăng lên 60ml, tối đa 90ml (nếu sau khi đã được cho ăn xong mà trẻ vẫn bứt rứt, ọ ẹ, quấy khóc). Mỗi lần cho ăn và sẽ ăn trung bình từ 3-4 giờ trong vài tuần đầu tiên.
Trẻ bú sẽ mẹ thường sẽ bú ít hơn và thường xuyên hơn so với trẻ bú sữa công thức. Với nhiều bà mẹ không có sữa hoặc lượng sữa mẹ quá ít, không cung cấp đủ cho bé bú thì cần phải bổ sung thêm sữa công thức.
Đối với trẻ sơ sinh từ 1-2 tháng tuổi
Trong giai đoạn này, dạ dày của trẻ đã lớn hơn nên mỗi ngày cần bú từ khoảng 4-5 cữ, lượng bú trung bình sẽ khoảng từ 90-120ml mỗi lần. Đến khoảng 2 tháng tuổi, lượng sữa cho bé sơ sinh sẽ nằm trong khoảng 600-700ml/ngày, có thể chia làm khoảng từ 6-7 lần, mỗi cứ trong khoảng 3-4 tiếng và mỗi lần bé sẽ bú từ 80-100ml. Nếu như vào ban đêm, bé không đòi bú thì mẹ cũng không cần phải đánh thức bé dậy vì nếu đánh thức như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bé.
Lượng sữa cho trẻ sơ sinh tùy theo từng giai đoạn phát triển của bé. (Ảnh minh họa)
Đối với trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi
Bước vào tháng tuổi thứ 3, mỗi bé sơ sinh sẽ cần khoảng 800ml mỗi ngày, chia khoảng từ 5-6 lần/ngày, mỗi lần từ 150ml. Khoảng cách các cữ trong mỗi bữa ăn cũng cần phải được cân chỉnh cho hợp lý, ban ngày có thể cho bú từ 2-3 tiếng một lần và ban đêm khoảng 4-5 tiếng mới cho ăn.
Ở giai đoạn này, ngoài lượng sữa cho trẻ sơ sinh thì mẹ cũng không nên cho bé ăn dặm quá sớm vì có thể làm ảnh hưởng đến chức năng hệ tiêu hóa của trẻ làm trẻ bị tiêu chảy, nôn trớ, rối loạn tiêu hóa.
Đối với trẻ sơ sinh từ 4-6 tháng
Trong thời kỳ này, mỗi ngày nên cho bé ăn 5 lần, cách nhau 4 tiếng mỗi lần, lượng sữa trong mỗi bữa ăn trong khoảng 20ml. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên cho bé bú quá 1000ml mỗi ngày và quá 250ml trong từng bữa ăn.
Bắt đầu từ cuối tháng thứ 5 đến đầu đến tháng thứ 6 thì mẹ có thể cho bé bắt đầu tập ăn dặm dần dần. Một số dấu hiệu nhận biết trẻ sẵn sàng ăn dặm rõ nhất là: thành thạo kỹ năng nắm bắt, phát triển kiểm soát đầu và cơ, lưỡi bắt đầu tự động đẩy thức ăn ra khỏi miệng.
Đối với trẻ từ 6-9 tháng
Ở giai đoạn này, bé đã bước qua độ tuổi sơ sinh nên mẹ có thể kết hợp 1-2 bữa ăn dặm chính thức, mỗi lần nên cho ăn khoảng 200-250ml và cứ cách 4 tiếng thì ăn một lần.
Công thức tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh
Tùy theo thể trạng mà công thức tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh cũng khác nhau, mẹ có thể tham khảo bảng dưới đây để tính toán lượng sữa cho bé sơ sinh hợp lý nhất:
- Lượng sữa cho trẻ sơ sinh theo cân nặng
- Lượng sữa cho bé sơ sinh theo từng tháng tuổi
Trên đây là công thức tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh nhưng mẹ cũng cần phải dựa trên thể trạng cũng như lượng uống của từng bé nữa nhé!
Nguồn tham khảo: "How much formula milk does my baby need?", Baby Centre "Baby Feeding Chart for the First Year", Parents, March 19, 2020 "How Much Breastmilk Does a Newborn Baby Need Per Day?", Better Doctor, Jan 5,2015 |