Nhiều bà mẹ trong lần đầu mang thai được truyền lại cho kinh nghiệm rằng, trước khi đi sinh con, nên tắm rửa sạch sẽ để sau đó quá trình kiêng khem, ở cữ không cảm thấy quá khó chịu và có thể kiêng được lâu ngày hơn. Nhưng vấn đề đặt ra là nếu tắm liệu có ảnh hưởng, chậm trễ quá trình sinh con hay không? Đâu mới là câu trả lời chính xác cho các bà mẹ?
Trước câu hỏi này, các chuyên gia chỉ ra rằng, việc có nên tắm hay không trước khi đi sinh còn tùy vào từng trường hợp cụ thể
Không tắm nếu mẹ bầu bị vỡ nước ối
Lượng nước ối của mẹ bầu có hạn, nước ối chảy ra ngoài càng nhiều thì lượng còn lại bên trong càng ít. Mà nước ối là điều chính để đảm bảo sự sống của thai nhi và đảm bảo cho việc sinh nở bình thường. Nếu mẹ bầu bị vỡ nước ối, lúc này không nên tắm hay vận động gì mà cố gắng nằm lên giường, tránh rỉ ối ngay cả khi bụng không đau, sau đó di chuyển tới bệnh viện.
Nhiều bà mẹ trong lần đầu mang thai được truyền lại cho kinh nghiệm rằng, trước khi đi sinh con, nên tắm rửa sạch sẽ để sau đó quá trình kiêng khem, ở cữ không cảm thấy quá khó chịu và có thể kiêng được lâu ngày hơn. (Ảnh minh họa)
Nếu mẹ bầu tắm vào thời điểm này, cử động cơ thể nhiều, tư thế đứng khi tắm sẽ làm cho lượng nước ối chảy ra ngoài nhanh hơn, rất nguy hiểm cho thai nhi trong bụng. Nếu đến ngày dự sinh, mẹ bầu thấy có dấu hiệu máu thăm, không có các cơn đau co thắt, đau bụng một cách rõ ràng thì có thể bình tĩnh, tắm rửa sạch sẽ sau đó vào viện.
Dựa vào tần suất các cơn co thắt của mẹ
Một số mẹ vào giai đoạn sắp sinh tuy chưa có máu thăm hay vỡ nước ối nhưng liên tục có các cơn co thắt. Nếu như người mẹ chỉ cảm thấy cơn đau nhẹ, kéo dài khoảng 1 giờ rồi thì có thể đi tắm, sau đó vào viện thăm khám. Nhưng nếu mẹ đau dữ dội, đau đớn trong khoảng nửa giờ đồng hồ thì nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Trong tình huống này nếu người mẹ còn đi tắm sẽ khiến cho thời gian sinh con bị trì hoãn, nguy hiểm tới cả mẹ và con
Dựa vào thời tiết và mùa
Nếu có dấu hiệu chuyển dạ nhưng thời điểm mẹ bầu dự sinh vào mùa mưa gió, mùa đông lạnh giá, việc ra ngoài ngay sau khi tắm rất dễ bị cảm lạnh thì mẹ bầu không nên ép mình tắm vào lúc này kiểu ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và quá trình sinh nở.
Nếu mẹ đau dữ dội, đau đớn trong khoảng nửa giờ đồng hồ thì nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt, không nên trì hoãn đi tắm rồi mới tới viện (Ảnh minh họa)
Dù tắm trước khi sinh là tốt nhưng mẹ bầu cũng cần lưu ý 2 điều sau:
Việc tắm trước khi sinh giúp mẹ thoải mái hơn trong quá trình sinh nở, đồng thời quá trình kiêng cữ sau khi sinh cũng đỡ khó chịu hơn, không cảm thấy bẩn. Tuy nhiên vì sự an toàn của con là quan trọng nhất nên mẹ bầu vẫn phải tính tới các yếu tố sau:
Luôn có người đi cùng để tắm trước khi sinh
Phụ nữ trước khi sinh đã có cảm giác khó chịu, cơ thể còn tương đối yếu , lúc này rất dễ bị ngất xỉu , trượt chân khi đi tắm , vì vậy các bà mẹ tương lai phải có người đi cùng để bảo vệ an toàn cho mình khi tắm.
Tắm nhanh, giữ sức cho quá trình sinh nở
Sắp đến ngày dự sinh, mẹ bầu cần phải chú ý việc vệ sinh cơ thể để nếu có dấu hiệu chuyển dạ, bất cứ lúc nào là đã sẵn sàng lên đường tới bệnh viện. Đừng để tới cảnh đã có dấu hiệu sắp sinh mới vội vã lo tắm giặt, vệ sinh.
Nếu có dấu hiệu chuyển dạ nhưng thời điểm mẹ bầu dự sinh vào mùa mưa gió, mùa đông lạnh giá, việc ra ngoài ngay sau khi tắm rất dễ bị cảm lạnh thì mẹ bầu không nên ép mình tắm vào lúc này (Ảnh minh họa)
Nếu như các điều kiện tương đối tốt để có thể tắm xong mới tới bệnh viện thì mẹ bầu có thể tắm. Nhưng nên tắm nhanh. Việc ở trong phòng tắm quá lâu sẽ dễ khiến mẹ bầu bị thiếu oxy, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe, quá trình sinh nở ngay sau đó cũng bị tác động.
Mẹ bầu cũng nên tắm bằng vòi hoa sen trong quá trình mang thai. Đặc biệt không nên tắm bồn khi đã có dấu hiệu chuyển dạ vì lúc này miệng tử cung của mẹ đã hé mở, việc tắm bồn tạo cơ hội cho vi khuẩn nguy hiểm xâm nhập vào, ảnh hưởng tới mẹ và bé.