Mẹ quan sát thấy con trai 3 tuổi thường xuyên chạm vào "vùng nhạy cảm", đưa đến bác sĩ kiểm tra thì chết lặng

Nghe bác sĩ nói nguyên nhân, bà mẹ tá hoả.

Trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy con, nếu bố mẹ phát hiện trẻ có những lời nói hay hành vi bất thường thì đừng xem nhẹ hay hời hợt bỏ qua. Bởi đây có thể là biểu hiện, dấu hiệu nhận biết con đang gặp vấn đề về sức khoẻ thể chất hoặc tâm sinh lý.

Chẳng hạn như trường hợp của cậu bé 3 tuổi tên là Tiểu Hào (Chiết Giang, Trung Quốc) được người mẹ Lý Đồng chia sẻ trên mạng xã hội. Theo đó, chị Lý Đồng cho biết, dạo gần đây khi ở nhà chăm con, chị quan sát thấy cậu con trai nhỏ thường có hành động thò tay vào vùng nhạy cảm.

Ban đầu chị cứ nghĩ con nghịch nên có nhắc nhở đứa trẻ, tuy nhiên vào một ngày khi đang chơi trong phòng thì Tiểu Hào bỗng nhăn nhó mặt mày, tỏ ra khó chịu và liên tục dùng tay gãi vùng mông. Cậu bé hét lớn gọi chị Lý: “Mẹ ơi, mông con ngứa quá", sau đó thì bắt đầu khóc và lăn lộn trên giường. 

Mẹ quan sát thấy con trai 3 tuổi thường xuyên chạm vào amp;#34;vùng nhạy cảmamp;#34;, đưa đến bác sĩ kiểm tra thì chết lặng - 1

Chị Lý Đồng vội chạy vào phòng kiểm tra thấy cảnh tượng thì tá hoả vì không biết chuyện gì đang xảy ra với con trai. Quá hoảng loạn nên chị đã ngay lập tức đưa Tiểu Hào đến bệnh viện. Bác sĩ nhìn vẻ mặt khó chịu, đau đớn của Tiểu Hào nhanh chóng cởi quần của đứa trẻ ra để kiểm tra. Tuy nhiên, khi bác sĩ cúi người xuống quan sát thì ngửi thấy một mùi hôi bốc ra từ vùng mông của Tiểu Hào và làn da xung quanh cũng bị lỡ loét.

Mẹ quan sát thấy con trai 3 tuổi thường xuyên chạm vào amp;#34;vùng nhạy cảmamp;#34;, đưa đến bác sĩ kiểm tra thì chết lặng - 2

Vị bác sĩ còn kiểm tra thấy có những ký sinh trùng đang ngọ nguậy trong cơ thể Tiểu Hào, và đưa ra kết luận với chị Lý Đồng rằng đây là những ký sinh trùng đường ruột, sau khi xâm nhập vào cơ thể trẻ thì chúng sẽ phát triển ký sinh ở gần mông. Nghe bác sĩ nói, chị Lý Đồng chết lặng.

Sau khi kiểm tra kỹ hơn, bác sĩ đã xác định được nguyên nhân gây bệnh cho Tiểu Hào và quyết định phẫu thuật, điều trị bằng thuốc. Ca phẫu thuật được tiến hành suôn sẻ, ký sinh trùng ở mông của con trai chị Lý Đồng về cơ bản đã được loại bỏ, nhưng những nỗi sợ hãi để lại vẫn khiến đứa trẻ chưa hết hoang mang.

Mẹ quan sát thấy con trai 3 tuổi thường xuyên chạm vào amp;#34;vùng nhạy cảmamp;#34;, đưa đến bác sĩ kiểm tra thì chết lặng - 4

Câu chuyện này sau khi được chị Lý Đồng chia sẻ lên mạng xã hội, nó đã thu hút rất nhiều sự chú ý và bàn tán rộng rãi của các bậc phụ huynh. Một số người bày tỏ sự đồng cảm với chị Lý Đồng, và đưa ra lời nhắc nhở về việc bố mẹ nên dạy con thói quen vệ sinh sạch sẽ. Cũng có một số người để lại bình luận khiển trách đối với sự sơ suất người mẹ trong tình huống này, và cho rằng bố mẹ nên quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của con mình, không nên bỏ qua bất kỳ biểu hiện khác thường nào của trẻ hàng ngày.

Mẹ quan sát thấy con trai 3 tuổi thường xuyên chạm vào amp;#34;vùng nhạy cảmamp;#34;, đưa đến bác sĩ kiểm tra thì chết lặng - 5

Vậy qua trường hợp ở trên, bố mẹ cần phải biết nguyên nhân vì sao con bị ký sinh trùng đường ruột?

- Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm: Trẻ có thể bị nhiễm ký sinh trùng thông qua tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, như nước uống hoặc thức ăn bị nhiễm ký sinh trùng. Nước uống không được vệ sinh đúng cách hoặc thực phẩm không được chế biến và bảo quản an toàn có thể chứa các ký sinh trùng gây bệnh. Ví dụ, nước giếng không được lọc hoặc không được đun sôi trước khi sử dụng có thể chứa ký sinh trùng như giun.

- Tiếp xúc với động vật có ký sinh trùng: Trẻ em có thể bị nhiễm ký sinh trùng thông qua tiếp xúc với động vật mang ký sinh trùng như chó, mèo hoặc gia súc. Việc không giữ vệ sinh cho động vật hoặc không tuân thủ các biện pháp phòng ngừa có thể dẫn đến lây nhiễm ký sinh trùng cho trẻ. Ví dụ, trẻ chơi với chó mà không rửa tay sau đó hoặc tiếp xúc với phân của động vật có thể gây nhiễm giun.

- Tiếp xúc với đất hoặc cát nhiễm ký sinh trùng: Trẻ em thường chơi trong đất, cát hoặc môi trường ngoài trời khác, và có thể tiếp xúc với ký sinh trùng tồn tại trong môi trường này. Ví dụ trẻ chơi với đất, cát và vô tình để chúng văng vào mắt, mũi, miệng.

- Thực phẩm không an toàn: Trẻ em có thể bị nhiễm ký sinh trùng thông qua việc ăn phải thực phẩm không đảm bảo an toàn như thịt sống, rau sống hoặc thực phẩm chưa được chế biến đúng cách. Khi thực phẩm không được nấu chín hoặc chế biến đúng cách, ký sinh trùng có thể không bị tiêu diệt và gây nhiễm trùng đường ruột khi trẻ ăn phải.

Mẹ quan sát thấy con trai 3 tuổi thường xuyên chạm vào amp;#34;vùng nhạy cảmamp;#34;, đưa đến bác sĩ kiểm tra thì chết lặng - 6

Để tránh tình huống trẻ bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột, các bậc phụ huynh cần chú ý đến vấn đề vệ sinh cá nhân của con, vệ sinh thực phẩm và đảm bảo rằng trẻ không tiếp xúc với môi trường hoặc động vật có nguy cơ mang ký sinh trùng.

Mẹ quan sát thấy con trai 3 tuổi thường xuyên chạm vào amp;#34;vùng nhạy cảmamp;#34;, đưa đến bác sĩ kiểm tra thì chết lặng - 7

Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa cần được áp dụng:

- Vệ sinh cá nhân: Hãy đảm bảo rằng trẻ được bố mẹ dạy phương pháp rửa tay đúng cách, đặc biệt là trước và sau khi ăn, sau khi sử dụng nhà vệ sinh và sau khi tiếp xúc với động vật, môi trường hoặc đồ chơi bẩn. Sử dụng xà phòng và nước sạch để rửa tay trong ít nhất 20 giây. Đồng thời, giữ cho móng tay của trẻ được cắt gọn và sạch sẽ để ngăn chặn sự tích tụ của ký sinh trùng.

- Nước uống và thực phẩm an toàn: Bố mẹ cần chắc chắn rằng nước uống cho con được sử dụng là nước sạch, nếu không chắc chắn về nguồn nước, nên sử dụng nước đã được đun sôi trước khi uống hoặc dùng nước đóng chai có nguồn gốc đáng tin cậy. Thực phẩm nên được chế biến đúng cách và nấu chín kỹ, tránh ăn thịt sống hoặc rau sống không được rửa sạch. Ngoài ra, cũng nên tránh tiếp xúc với thức ăn đã bị nhiễm ký sinh trùng hoặc được bảo quản không đúng cách.

- Vệ sinh môi trường: Giữ môi trường sống sạch sẽ để ngăn chặn sự phát triển của ký sinh trùng. Đặc biệt, cần quan tâm đến việc vệ sinh nhà vệ sinh định kỳ, đảm bảo rằng nơi này luôn sạch sẽ để ngăn chặn vi khuẩn và ký sinh trùng sinh sôi, phát triển.

- Kiểm tra y tế định kỳ: Đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị các vấn đề liên quan đến ký sinh trùng. Ngoài ra, bố mẹ nên quan sát con, chú ý đến mọi trạng thái, "nhất cử nhất động" của trẻ để kịp thời nhận ra những bất thường và nhờ đến sự can thiệp của y tế càng sớm càng tốt.

- Phòng ngừa tiếp xúc với động vật và môi trường có ký sinh trùng: Đảm bảo rằng trẻ không tiếp xúc với phân của động vật, đặc biệt là khi chơi trong khu vực nơi động vật thường đi qua. Nếu có sự tiếp xúc với động vật, hãy đảm bảo rằng trẻ rửa tay kỹ sau đó. Ngoài ra, tránh tiếp xúc với đất và cát ô nhiễm trong khu vực không được quản lý hoặc vệ sinh đúng cách.

Bé gái cao hơn bạn cùng tuổi một cái đầu, nặng hơn bạn 20kg, ai nhìn cũng choáng váng