Đinh Ngọc Diệp và con trai Landon
Mới đây, Đinh Ngọc Diệp đã viết những dòng chia sẻ tâm trạng sau 3 ngày nằm viện sinh con trai thứ 2. Vì vẫn đang trong những ngày hậu sản ở bệnh viện và chưa được về nhà nên những tâm sự của cô nhận được rất nhiều sự đồng cảm từ cộng đồng bỉm sữa.
Cậu bé năm nay 2 tuổi
Theo đó những ngày này, Định Ngọc Diệp chưa thể gặp gỡ cũng như không thể chăm sóc con trai lớn. Ước mơ được ngủ cùng con, lắng nghe giọng nói của con cũng trở thành một điều “xa xỉ”.
Đinh Ngọc Diệp tâm sự:
Nhớ thằng ku này quá đi thôi! Đêm thứ 3 rồi phải xa con. Không được ôm con ngủ, không bị con đạp vào bụng, lăn lên người, không nghe con gọi tiếng “mẹ” ngọng nghịu thành “nẹ... nẹ...”. Nhớ Đông Quân quá! Huhu...
Đi cùng với những “niềm thương nỗi nhớ” này là hình ảnh của cậu bé 2 tuổi Landon Vũ Đông Quân. Bức ảnh chụp cậu bé với hàm răng sữa siêu đáng yêu chụp bên cạnh mẹ đang trong những tháng cuối mang bầu cậu em trai Nolan.
Định Ngọc Diệp và Victor Vũ đón con trai thứ 2 vào trưa ngày 1/8. Cậu bé được cha mẹ đặt tên là Vũ Nolan Nam Thiên. Kể từ khi sinh, hình ảnh của cậu bé vẫn được giữ kín. Trước khi sinh Nolan Vũ, Định Ngọc Diệp và chồng đã kịp “làm tư tưởng” cho cậu con trai lớn. Cả hai vợ chồng đạo diễn tận dụng tối đa thời gian để nói chuyện cùng con, cho con được “sờ” bụng mẹ và tâm sự với em mỗi ngày… để tăng tình cảm gắn kết.
Chia sẻ cùng với nỗi niềm của Đinh Ngọc Diệp, rất nhiều bà mẹ bỉm sửa tỏ ra đồng cảm. Đồng thời, rất nhiều fans của cô cũng gửi lời chúc tới cả ba mẹ con, mong cả gia đình cùng cố gắng để sớm được đoàn tụ.
Theo các chuyên gia tâm lý, giai đoạn người phụ nữ sinh con thứ 2, thứ 3 là cực kỳ nhạy cảm, không chỉ ảnh hưởng tới đứa con đầu mà còn có những tác động tới tâm lý người làm mẹ.
Để mẹ vơi đi nỗi nhớ cũng như giúp các bé lớn không có cảm giác bị “ra rìa”, cha mẹ có thể tham khảo 5 điều cần làm dưới đây.
Chuẩn bị tâm lý trước cho trẻ: Cha mẹ nên chuẩn bị tâm lý cho trẻ khi bắt đầu có kế hoạch mang thai với những câu hỏi, trò chơi, sự giao tiếp với các gia đình đã có 2 con. Nếu có thể, hãy cho trẻ đi thăm gia đình bạn bè có em bé mới ra đời, chỉ cho trẻ thấy là nhà bạn nọ, bạn kia có em, bạn đó được làm anh, chị, đã thành người lớn rồi. Cha mẹ cũng nên thường xuyên kể những câu chuyện về gấu con, mèo con, khỉ con có thêm em bé, giúp mẹ chăm sóc em bé…
Để con giao tiếp với em trong bụng: Trong quá trình mang thai, người mẹ nhất thiết nên để con lớn giao tiếp với em bé như sờ bụng mẹ, cảm nhận em đạp, nói chuyện với em… Khoảng thời gian chọn tên, chọn quần áo… cho em bé cũng nên có sự có mặt của các anh chị lớn.
Hãy để con được yêu thương em nhỏ: Sau khi bé thứ ra đời, hãy để anh, chị của bé được yêu thương chăm sóc em. Mẹ có thể giao cho bé những trách nhiệm “lớn lao” như chọn đồ hôm nay cho em, giúp mẹ lấy bỉm, lấy sữa hay có thể là chụp ảnh cho em…
Những câu chuyện trên lớp: Cha mẹ nên cho bé học thêm các chủ để về gia đình, tình cảm gia đình và sự chia sẻ trên lớp, trong các cuộc nói chuyện gia đình.
Dành thời gian cho bé: Hãy cố gắng cân bằng thời gian dành cho bé và em của bé, đồng thời luôn khẳng định là mẹ yêu con và em nhất. Hãy phân chia thời gian hợp lý để con lớn không cảm thấy mình bị “bỏ rơi”.