Vào phòng sinh cùng vợ, chồng có hành động khiến bác sĩ không đỡ đẻ nổi

Vì muốn có người ở bên cạnh động viên, an ủi trong lúc "vượt cạn" nên mẹ bầu này đã đề nghị chồng vào phòng sinh cùng.

Sinh con có lẽ là thời điểm phụ nữ đau đớn, yếu đuối và cần sự động viên từ người thân nhất. Đó chính là lý do ngày càng nhiều bệnh viện cho phép người nhà sản phụ cùng vào phòng sinh và sự lựa chọn thường là người chồng "đầu gối tay ấp" hàng ngày bên mẹ bầu. Tuy nhiên, không phải anh chồng nào cũng phù hợp với việc cùng vợ "vượt cạn". 

Mới đây, một mẹ bầu họ Hà (sống tại Trung Quốc) mới sinh con đã chia sẻ lại câu chuyện "đi đẻ có đôi" dở khóc dở cười của mình. 

Chị Hà cho biết chị mang bầu lần đầu nên rất lo lắng, áp lực về chuyện sinh mổ. Trước đó chị cũng xem được những đoạn video "vượt cạn" cùng chồng rất tình cảm, xúc động nên cũng mong muốn có chồng ở bên cạnh động viên, an ủi trong giây phút quan trọng của cuộc đời. May mắn thay khi chị đề nghị, chồng rất vui vẻ đồng ý.

Vào phòng sinh cùng vợ, chồng có hành động khiến bác sĩ không đỡ đẻ nổi - 1

Anh chồng run rẩy, bấu chặt tay vợ trong phòng sinh vì sợ hãi.

Vậy nhưng có vẻ như anh đã không hình dung được những gì sẽ diễn ra trong phòng sinh nở. Khi vào phòng, anh ngồi bên cạnh, nắm chặt tay vợ. Đến khi các y bác sĩ bắt đầu bày dụng cụ y tế ra, chị Hà bắt đầu thấy tay chồng run lên và toát mồ hôi lạnh. Chị Hà đang đau đớn nhưng vẫn nghe thấy chồng lầm bầm trong miệng: "Ôi sợ lắm! Anh không dám nhìn đâu".

Sau đó, bác sĩ đỡ đẻ vừa ngồi vào vị trí thì anh chồng bấu chặt vào tay vợ, mặt quay đi chỗ khác và hét lên một tiếng "A". Vậy là chị Hà vừa phải chịu cơn đau đẻ vừa phải chịu cơn đau do chồng nắm chặt vào tay. Bác sĩ cũng phải bật cười và đùa không đỡ đẻ nổi vì lần đầu thấy một người chồng phản ứng quá mức như vậy. 

Cuối cùng, chị Hà phải thủ thỉ với chồng: "Hay thôi anh ra ngoài đi! Em bảo anh vào động viên em mà anh thế này thì em còn phải an ủi ngược lại mất. Anh ra đi cho bác sĩ còn làm việc".

Vào phòng sinh cùng vợ, chồng có hành động khiến bác sĩ không đỡ đẻ nổi - 3

Mẹ bầu mệt mỏi vì vừa đau đẻ vừa phải lo an ủi chồng.

Chỉ nghe có vậy, chồng chị Hà lập tức "tẩu thoát" khỏi phòng sinh. Sau đó chị đã có một ca sinh khá suôn sẻ, em bé chào đời khỏe mạnh. 

Trên thực tế, không phải người chồng nào cũng phù hợp để vào phòng sinh con cùng vợ. Đã có những trường hợp chồng cùng vợ đi đẻ nhưng con chưa chào đời thì bố đã ngất xỉu vì căng thẳng, sợ hãi. Chính vì vậy, để có một ca "vượt cạn có đôi" suôn sẻ, người chồng cần lưu ý 3 vấn đề sau:

- Học tiền sản, làm quen với quy trình sinh con: Sợ hãi là tâm lý chung của con người khi đến một môi trường xa lạ, đặc biệt là còn nhiều máu, thuốc sát trùng, dụng cụ y tế như phòng sinh. Chính vì vậy, người chồng nên làm quen trước với môi trường này, tham gia những buổi học tiền sản để hiểu rõ quy trình sinh con. 

Vào phòng sinh cùng vợ, chồng có hành động khiến bác sĩ không đỡ đẻ nổi - 4

Những người chồng muốn vào phòng sinh cùng vợ nên chuẩn bị tâm lý và kiến thức.

- Chuẩn bị tâm lý: Khi được vào phòng sinh cùng vợ, người chồng sẽ trở thành trụ cột tinh thần cho sản phụ đang trong cơn đau đớn. Chính vì vậy, chồng cần chuẩn bị tâm lý vững vàng, bình tĩnh. Khi người chồng nóng nảy, lo lắng quá mức có thể ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của bác sĩ cũng như tâm lý của người mẹ. 

- An ủi vợ bằng lời nói, hành động: Khi đang trong cơn đau đớn, người vợ rất cần được an ủi, động viên bằng cả lời nói và hành động. Trong lúc này, nếu người chồng chỉ im lặng quan sát thì sẽ chẳng giúp đỡ được gì, hãy nhẹ nhàng nắm tay, tâm sự, ổn định tâm lý cho vợ. Những hành động như vuốt tóc, lau mồ hôi cũng sẽ giúp người mẹ đang sinh con có thêm động lực. 

Mẹ chủ quan cả thai kỳ khám đúng một lần, bác sĩ mở bụng ra cả phòng sinh nhăn mặt
Theo Ngọc Linh (Dịch từ Sohu) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)