Người mẹ hối hận vì đã dốc hết tâm huyết nuôi dạy con trở thành người giỏi giang

Vì quá chú trọng tới thành tích học tập mà mãi đến khi con lớn người mẹ mới nhận ra mình đã sai lầm như thế nào trong việc giáo dục con cái.

Khi bạn về già, bạn sẽ nhận ra phước lành lớn nhất trong cuộc đời mình không phải con cái học hành giỏi giang ra sao, đạt thành tựu như thế nào, mà thay vào đó là chúng có một trái tim biết ơn hay không. Dưới đây là những dòng tâm sự của một người mẹ Trung Quốc, sau khi nhận ra mình đã sai lầm như thế nào trong việc giáo dục con cái.

Người mẹ hối hận vì đã dốc hết tâm huyết nuôi dạy con trở thành người giỏi giang - 1

Ảnh minh họa.

“Một thời gian trước, mọi người xung quanh tôi lần lượt nhiễm COVID-19 và chồng tôi cũng không thoát khỏi.

Trước đây, chồng tôi từng bị xuất huyết não nên mất khả năng chăm sóc bản thân, giờ bị nhiễm bệnh nên tình trạng nghiêm trọng hơn, cả đêm không ngủ được, chỉ biết nằm trên giường rên rỉ đau đớn.

Thấy chồng như vậy, tôi vội gọi điện cho đứa con trai đang đi làm xa ở Thượng Hải, nhờ nó mua dùm ít thuốc.

Điện thoại reo rất lâu trước khi con trai tôi bắt máy.

Sau khi nghe yêu cầu của tôi, nó im lặng trong vài giây, nói rằng mình đang rất bận, có một kế hoạch cần phải làm gấp.

Tôi phàn nàn vài câu rồi cúp máy.

Chỉ vài giây sau, tôi nhận được một tin nhắn chuyển khoản 2000 tệ (7 triệu đồng), kèm theo tin nhắn: Mẹ cứ tìm mua gần nhà xem sao, giá cao cũng được, đừng có tiếc tiền.

Lúc này, tôi thực sự cảm thấy ớn lạnh. Rốt cuộc, đứa con trai duy nhất cũng chẳng quan tâm tới sức khỏe của cha mình.

Cúp máy xong, tôi vào phòng thì chồng mở mắt an ủi: Thôi, đừng gọi cho nó làm gì, chắc nó đang bận công việc, tôi không sao đâu.

Tôi gật đầu mà nước mắt lưng tròng không nói nên lời. Bây giờ, tôi thực sự hối hận vì đã nuôi dạy con trai mình trở nên xuất sắc như vậy.

Con trai tôi thuộc dạng “con nhà người ta”. Từ cấp 1 cho tới cấp 2, cấp 3 luôn đứng top đầu, sau đó thuận lợi đỗ vào trường đại học nổi tiếng nhất Thượng Hải. Sau đó, nó thi lên cao học và chưa có ý định dừng việc học lại.

Ngày tốt nghiệp, nó bảo với chúng tôi là thích cuộc sống ở thành phố Thượng Hải nên muốn ở lại đây. Tôi và chồng đã dành một nửa số tiền tiết kiệm cả đời để mua cho nó một ngôi nhà ở Thượng Hải. Số tiền còn lại nó sẽ trả góp hằng tháng.

Dù cuộc sống eo hẹp nhưng những lời ghen tị, khen ngợi của người thân, bạn bè khi nói về con trai luôn khiến tôi thấy việc mình thắt lưng buộc bụng nuôi con bao năm qua không phải là vô ích. Nhưng dần dần, tôi không còn có thể cười như trước được nữa.

Mọi người đều nói con trai tôi là con phượng hoàng vàng bay ra khỏi thành phố nhỏ. Nhưng tôi biết rằng, "phượng hoàng" này không còn thuộc về gia đình nữa.

Những năm gần đây, nó ít về nhà.

Tôi nhớ ngày trước, Tết Nguyên Đán nào nó cũng về, dù lúc nào cũng trong tình trạng vội vã, đêm giao thừa vẫn còn ôm máy tính gõ lách tách.

Nhưng sau đó, nó chỉ nói đơn giản là “vé máy bay đắt quá, lấy số tiền đó để trả nợ nhà thì tốt hơn”. Cứ như vậy, đã vài năm chúng tôi không gặp con. Mỗi dịp Tết đến, bên ngoài náo nhiệt nhưng nhà tôi chỉ còn mỗi 2 vợ chồng già.

Lúc đó, chúng tôi vẫn có thể an ủi nhau rằng: Con mình nó giỏi, nó có triển vọng, chúng ta không thể cắt đi đôi cánh của nó mà ngăn cản nó bay được.

Nhưng bây giờ, bố nó đang nằm trên giường, trằn trọc vì đau đớn. Tôi đã tới 7,8 hiệu thuốc nhưng họ đều nó không có thuốc loại đó. Con trai bảo tôi đặt trên mạng nhưng tôi đâu có biết sử dụng.

Lúc đó tôi mới nhận ra tầm quan trọng của việc có một đứa con biết quan tâm tới cha mẹ mình là như thế nào.

Ngay lúc tôi đang ngồi co ro trên ghế đá trong khu dân cư, có một chàng trai trẻ tới hỏi han: Trời lạnh thế này sao dì vẫn ngồi ngoài trời vậy?

Tôi ngượng ngùng đưa điện thoại và hỏi cậu ấy có thể tải phần mềm nào đó trên điện thoại, giúp tôi đặt mua thuốc được không.

Người thanh niên vỗ tay nói: Hôm nay cháu tới đưa thuốc cho bố mẹ. Cháu nghĩ họ sẽ không biết mua thuốc trên mạng ở độ tuổi như vậy. May quá, cháu còn một ít thuốc ở nhà, dì chờ một chút để cháu quay về lấy nó cho dì.

Một lúc sau, người thanh niên thở hổn hển quay lại và đưa cho tôi một chiếc túi. Trong đó không chỉ có thuốc mà còn có vài quả chanh.

Tôi muốn trả tiền, nhưng người thanh niên ngăn tôi lại và nói: Dì không cần khách sáo như vậy đâu. Chú đang không khỏe, dì mau về cho chú ấy uống thuốc đi. Cháu đã viết sẵn thời gian với liều lượng trên hộp cả rồi. Sức khỏe của dì cũng rất quan trọng, vì cũng nhớ chăm sóc bản thân thật tốt nhé.

Nói xong, cậu thanh niên lên xe quay đi, bóng lưng mà không kìm được xúc động.

Tôi nhớ có một lần, khi tôi đang đánh bài với mấy người hàng xóm ở nhà đối diện, người này than thở: Con trai tôi lười học lắm, chỉ muốn đi làm sớm, sau này không biết ai cưới đó đây.

Người con trai ở dưới nhà nghe vậy không hề tỏ ra khó chịu, còn nói đùa lại: Mấy người học giỏi thì như chim, ngày càng bay cao bay xa. Chỉ có mấy đứa ít học như con đây, dù có không tìm được vợ thì vẫn có thể ở bên cạnh chăm sóc cha mẹ cả đời.

Lúc đó, tất cả chúng tôi đều cười.

Nhưng bây giờ nghĩ lại, sự ích kỷ, thờ ơ của con trai thực sự là do tôi nuôi dạy mà ra.

Năm đó, con tôi 7 tuổi, một hôm nó trở về nhà và nói rằng: Cô giáo bảo là con cái trong nhà cần phải biết chia sẻ việc nhà. Vì vậy, từ hôm nay con sẽ tự giặt đồ và rửa bát đĩa.

Tôi nghe xong cũng không coi trọng, thản nhiên nói: Thôi, con không cần làm gì cả, chỉ cần học giỏi là mẹ vui rồi.

Sau bữa tối, con trai tôi muốn giúp tôi dọn dẹp bát đĩa, nhưng tôi lại mắng nó: Bài tập hôm nay con đã làm xong chưa, đừng có lười. Mau trở về phòng học đi.

Thấy mẹ lớn tiếng như vậy, nó im lặng ngoan ngoãn quay về phòng học.

Khi còn đi học, tôi nói với con rằng học là chính, việc nhà không quan trọng. Thế nên bây giờ trong lòng nó nghĩ rằng, công việc và trả nợ thế chấp nhà mới là quan trọng, bố mẹ chỉ xếp sau.

Làm sao bạn có thể yêu cầu một đứa trẻ đã bị tước mất cơ hội chịu trách nhiệm từ khi còn nhỏ đột nhiên học cách chia sẻ những lo lắng của cha mẹ khi nó lớn lên?

Năm đó, con trai tôi 13 tuổi và học trung học cơ sở. Thấy các bạn cùng lớp mặc đồ đẹp đi chơi, nó cũng vòi vĩnh mẹ.

Tôi đã hứa với nó nếu có thể lọt vào top 3 trong kỳ thi cuối kỳ này, tôi sẽ mua cho chiếc cặp giống hệt như vậy. Quả thật là con trai tôi đã đạt được thành tích như tôi mong đợi.

Tôi không thất hứa, dẫn nó tới trung tâm mua sắm nhưng khi nhìn thấy đôi giày thể thao bình thường giá 1000 tệ (3,5 triệu đồng), tôi tiếc tiền lắm nhưng vẫn phải bấm bụng trả.

Vài ngày sau, chồng tôi tìm thấy một vết rách lớn trên chiếc áo len cũ của tôi. Chồng bảo sẽ mua cho tôi một cái áo mới nhưng tôi lắc đầu và lấy hóa đơn mua giày ra, anh im lặng.

Chồng khuyên tôi không nên dành tất cả những điều tốt đẹp cho con cái, nếu không nó sẽ hư hỏng.

Tôi không quan tâm và nói: Chúng ta vất vả như vậy, không phải chỉ vì muốn con trai sống tốt sao?

Vì vậy, càng về sau, con tôi càng quen với cách chiều chuộng này của tôi. Chúng tôi tiết kiệm thức ăn và tiền bạc nhưng mọi yêu cầu của con trai đều được đáp ứng.

Đã có lần tôi nghĩ rằng, nếu mình hết lòng vì con cái thì sớm muộn gì nó cũng sẽ đáp lại tình yêu thương đó cho bố mẹ. Thế nhưng cuối cùng, tôi lại nuôi nấng một đứa con trai coi công sức của bố mẹ là điều đương nhiên, không hề nhìn thấy những khó khăn vất vả của bố mẹ mình.

Năm đó, con trai tôi 22 tuổi và là nghiên cứu sinh.

Một đêm nọ, chồng tôi bị xuất huyết não và phải nhập viện ngay trong đêm.

Sợ ảnh hưởng đến việc học tập của con trai, anh không nói ngay. Con trai tôi không biết cha mình đã nằm viện nửa tháng cho tới khi nó về nhà sau kỳ nghỉ đông.

Nó đến bệnh viện mà mắt cứ dán chặt vào điện thoại. Yêu cầu hỗ trợ bố phục hồi chức năng mà nó lại bỏ mặc bố một mình, chạy ra ngoài nghe điện thoại.

Khi tôi đi ngang qua, chồng tôi vốn đã tật nguyền, ngã xuống đất dù cố gắng gượng cũng không thể đứng dậy được. Nhìn thấy cảnh này, nước mắt tôi trào ra.

Khi con về, tôi mắng: Mày còn lương tâm không? Mày ở với bố một thời gian khó lắm sao? Cút khỏi đây, về trường mày đi!

Thật không ngờ, con trai tôi thực sự đã xách hành lý và rời đi. Nhìn căn phòng trống của con trai, lúc đó tim tôi như bị ai đấm mạnh một cái, vỡ tan tành.

Mãi mấy ngày sau, con trai tôi mới giải thích cho tôi vài câu: 2 ngày nay giáo viên của con đều có việc tìm con giúp đỡ. Con cũng muốn tạo ấn tượng tốt với ông ấy để sau này còn nhờ giới thiệu cho con một công việc tôi. Con thực sự cảm thấy có lỗi với bố.

Dù mắng như vậy nhưng dù sao đó cũng là con mình.

Bây giờ, tôi chỉ muốn nhắc nhở mọi người bằng kinh nghiệm của bản thân:

Nuôi con thật sự không thể chỉ quan tâm đến điểm số, khi về già mới thấy tất cả vinh hoa phú quý chỉ là mây khói bay qua. Một đứa trẻ ích kỷ đạt điểm xuất sắc sẽ khiến cho bạn cảm thấy tủi hờn khi về già.

Dù tình yêu và tình cảm gia đình không cần được đáp lại. Nhưng một đứa trẻ ấm áp và biết ơn mới có thể mang đến cho bố mẹ sự ấm áp và thoải mái thực sự”.

Mẹ đơn thân được Trấn Thành dựng phim về cuộc đời: U40 nuôi con ngoan, ngày càng trẻ đẹp khiến chồng cũ níu kéo