Tưởng con nghịch ngợm làm “mặt xấu” khi siêu âm, bác sĩ tuyên bố 1 câu khiến mẹ sốc

Chị Đồng Đồng vừa cười vừa nói: “Bác sĩ xem này, thằng nhỏ này nghịch ngợm thật. Nó còn làm mặt xấu với tôi”.

Khi mang thai, mẹ bầu cần phải đi khám thai thường xuyên để kiểm tra tình trạng phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của bản thân. Tuy nhiên, một số mẹ bầu lại rất “ngán” việc khám thai, cho rằng việc khám thai chỉ là hình thức, đằng nào con cũng sẽ bình an chào đời mà thôi.

Thế nhưng, đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Việc khám thai quan trọng hơn rất nhiều so với những gì mẹ bầu nghĩ.

Tưởng con nghịch ngợm làm “mặt xấu” khi siêu âm, bác sĩ tuyên bố 1 câu khiến mẹ sốc - 1

Chị Đồng Đồng vì chủ quan mà không đi khám thai thường xuyên để rồi phải hối hận sau này.

Chị Đồng Đồng sống tại Trung Quốc sau khoảng thời gian dài cố gắng thì cuối cùng chị đã mang thai đứa con đầu lòng. Cảm giác sắp được làm mẹ khiến chị vô cùng hạnh phúc, thế nhưng chị lại khá lười khi đi khám thai.

Sau vài lần siêu âm ở giai đoạn đầu thai kỳ với kết quả bình thường, chị Đồng Đồng trở nên lười biếng, cho rằng con sẽ khỏe mạnh, không gặp phải rắc rối gì nên chị không đi khám thai thường xuyên nữa. Vì vậy, chị Đồng Đồng đã bỏ lỡ thời gian phát hiện những bất thường của thai nhi.

Mãi cho tới thời gian gần đây, khi thấy thai nhi đạp nhiều hơn bình thường, chị Đồng Đồng mới đến bệnh viện thăm khám. Trong khi bác sĩ tiến hành siêu âm, Đồng Đồng mở lời trò chuyện: “Hai ngày nay đứa bé nghịch ngợm quá. Tôi không thể ngủ được khi nó liên tục di chuyển xung quanh. Có lẽ khi lớn lớn đứa trẻ này sẽ nghịch ngợm lắm đây”.

Tưởng con nghịch ngợm làm “mặt xấu” khi siêu âm, bác sĩ tuyên bố 1 câu khiến mẹ sốc - 3

Ảnh siêu âm thai của chị Đồng Đồng.

Đồng Đồng vẫn tiếp tục thao thao bất tuyệt, trong khi đó bác sĩ chỉ im lặng, không nói gì. Khi đang nằm trên giường, thoáng nhìn thấy con trong hình siêu âm đang nhăn mặt, chị Đồng Đồng vừa cười vừa nói: “Bác sĩ xem này, thằng nhỏ này nghịch ngợm thật. Nó còn làm mặt xấu với tôi”.

Trước khi chị Đồng Đồng tiếp tục nói, bác sĩ vội vàng cắt lời: “Tôi e rằng đứa bé này bị dị tật bẩm sinh”. Đang vui mừng thì bị bác sĩ tạt cho cả gáo nước lạnh, chị Đồng Đồng rất sốc khi nghe tin này.

Bác sĩ nói: “Đứa trẻ này không phải đang làm trò mà nó bị sứt môi, hở hàm ếch. Việc thai nhi thường xuyên cử động có thể là do trên cơ thể đứa trẻ đó có những dị tật khác chẳng hạn như ở chân tay. Trẻ vặn mình vì cảm thấy khó chịu. Tôi rất tiếc khi phải nói rằng đứa trẻ này có thể bị dị tật nghiêm trọng”.

Nghe xong, chị Đồng Đồng đau đớn gào khóc nức nở và vô cùng hối hận vì không đi khám thai sớm hơn. Cuối cùng, sau khi thảo luận với gia đình, chị Đồng Đồng đã thực hiện thủ thuật đình chỉ thai kỳ.

Tưởng con nghịch ngợm làm “mặt xấu” khi siêu âm, bác sĩ tuyên bố 1 câu khiến mẹ sốc - 4

Chị Đồng Đồng đau đớn khi nghe tin dữ. 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến dị tật thai nhi như yếu tố di truyền, cơ thể bà bầu bị vi khuẩn xâm nhập vào bên trong hay những yếu tố bên ngoài. Vậy làm thế nào để ngăn chặn dị tật thai nhỉ?

1. Khám tiền hôn nhân

Khám tiền hôn nhân có thể kiểm tra xem nếu một cặp đôi kết hôn và sinh con thì thai nhi có khả năng bị dị tật hay không, bị dị tật ở mức độ nào. Nhờ đó, cặp đôi sẽ có hướng điều trị phù hợp hoặc chia tay đường ai nấy đi để tránh ảnh hưởng tới đường con cái sau này.

2. Từ bỏ thói quen xấu

Những thói quen xấu như hút thuốc và uống rượu bia cũng làm tăng khả năng dị tật ở thai nhi. Những thói quen sinh hoạt không tốt có ảnh hưởng không lường với thai nhi, vì vậy mẹ bầu và người nhà nên cẩn thận hơn.

3. Chú ý bổ sung chất dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng cân đối và đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi. Vì vậy mẹ bầu không nên kén ăn để bảo vệ sự phát triển toàn diện cho thai nhi. Ngoài ra, mẹ bầu nên đi khám thai định kỳ, làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ để tránh những điều không may có thể xảy ra.

Triệt sản 7 tháng, chồng bất ngờ phát hiện vợ mang thai rồi âm thầm làm chuyện ngược đời
Theo Hà Phương (Dịch từ QQ) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)