Yêu thương không nhất thiết phải nói thành lời, nhất là với những người đàn ông, người chồng, người cha, họ thường che giấu cảm xúc yêu thương của mình dành cho con cháu mà chỉ âm thầm thể hiện bằng hàng động.
Một câu chuyện được chia sẻ trên mạng xã hội thu hút sự chú ý của nhiều người. Theo người phụ nữ kể lại, sau khi sinh con cho nhà chồng, cô cảm thấy không vui vì bố chồng thường xuyên nói không thích cháu. Thậm chí đã có lúc cô nổi giận với bố chồng vì câu nói thẳng tuột của ông.
Mặc dù vậy, vì hoàn cảnh không cho phép nên thỉnh thoảng khi phải đi làm xa nhà, cô vẫn nhờ bố mẹ chồng trông và chăm sóc con hộ. Bố mẹ chồng mặc dù không thích nhưng vẫn nhận lời chăm sóc cháu nội.
Vào một ngày ở nơi làm việc, người phụ nữ mở camera giám sát ở nhà ra xem và đã vô cùng cảm động khi chứng kiến những cảnh tượng trong điện thoại.
Ông nội cẩn thận đeo yếm cho cháu vì sợ đồ ăn sẽ làm bẩn áo của cháu gái.
Đoạn video ghi lại cảnh em bé đang ăn được ông nội cẩn thận đeo một chiếc yếm cho rất nhẹ nhàng bởi ông sợ đồ ăn sẽ làm dây bẩn ra quần áo của cháu gái.
Không chỉ vậy, ở một cảnh video khác cho thấy khi đứa cháu gái ra ngoài sân chơi, ông nội luôn đi theo sau vì sợ cháu sẽ bị ngã đau. Vào những hôm cháu bị bệnh, ông bà rất quan tâm đến cháu, luôn dỗ dành để cháu chịu ăn và uống sữa. Ngay cả khi ông nội đang ngồi trên ghế để chơi điện thoại, ông cũng dùng một tay để giữ cháu trên ghế không bị ngã.
Ông luôn theo sau vì sợ cháu sẽ bị ngã, bị thương.
Dù bận xem điện thoại nhưng một tay vẫn bảo vệ cháu.
Khi cháu ốm, nhìn ánh mắt ông cũng đủ biết ông rất đau lòng.
Tất cả những hành động yêu thương, chăm sóc của người ông dành cho cháu đã khiến người phụ nữ xúc động không cầm được nước mắt. Lúc này người con dâu nhận ra rằng bố chồng mình chỉ nói không thích cháu nhưng thực chất trong lòng ông cũng vô cùng yêu cháu. Điều đó được thể hiện ở mọi việc trong cuộc sống hàng ngày của ông, luôn tràn đầy tình yêu thương và ông cũng không hề che giấu.
Trên thực tế không phải ai cũng biết thể hiện tình yêu của mình dành cho người khác bằng lời nói, đặc biệt là những người đàn ông luôn nổi tiếng "khô khan". Giống như ông nội ở phía trên, mặc dù luôn miệng nói không yêu quý cháu nhưng những hành động ông thể hiện mỗi ngày hơn vạn lời nói yêu thương. Điều này cần được vun đắp mỗi ngày.
Để giúp mỗi quan hệ ông bà và các cháu ngày càng thân thiết, các bậc cha mẹ cần thực hiện nhiều biện pháp chủ động nhằm tạo ra một môi trường gắn kết và yêu thương. Dưới đây là một số gợi ý cụ thể:
1. Khuyến khích giao tiếp thường xuyên
Các bậc cha mẹ nên khuyến khích con cái thường xuyên trò chuyện với ông bà. Việc này có thể diễn ra qua điện thoại, video call hoặc trực tiếp. Một cuộc trò chuyện đơn giản về những điều hàng ngày, sở thích, hoặc các hoạt động của cháu có thể tạo ra sự gắn kết mạnh mẽ.
2. Tổ chức các hoạt động chung
Tổ chức các hoạt động chung cho ông bà và các cháu là một cách tuyệt vời để tăng cường mối quan hệ. Các hoạt động như đi dạo, nấu ăn, xem phim hay tham gia các trò chơi sẽ giúp họ hiểu nhau hơn và tạo ra những kỷ niệm đẹp.
3. Dạy con về giá trị gia đình
Giáo dục con cái về tầm quan trọng của gia đình, đặc biệt là ông bà, là rất cần thiết. Cha mẹ có thể kể cho con nghe về quá khứ, những câu chuyện về ông bà, và những giá trị mà họ đã truyền đạt. Điều này sẽ giúp trẻ nhận thức rõ hơn về vai trò của ông bà trong gia đình.
4. Tạo không gian cho ông bà tham gia
Cha mẹ nên tạo điều kiện cho ông bà tham gia vào các hoạt động trong gia đình. Ví dụ, khi có dịp lễ hội hay sinh nhật, hãy mời ông bà tham gia vào việc chuẩn bị và tổ chức. Điều này không chỉ làm cho ông bà cảm thấy được trân trọng mà còn tạo cơ hội cho các cháu học hỏi từ họ.
5. Thể hiện tình cảm và sự quan tâm
Cha mẹ nên thường xuyên thể hiện tình cảm và sự quan tâm tới ông bà trước mặt các cháu. Hành động đơn giản như ôm ấp, nói lời yêu thương hay thể hiện sự kính trọng sẽ giúp trẻ hiểu được giá trị của mối quan hệ này và học cách cư xử tương tự.
6. Khuyến khích trẻ học hỏi từ ông bà
Các bậc cha mẹ có thể khuyến khích trẻ học hỏi từ ông bà những kỹ năng, sở thích hoặc truyền thống gia đình. Ông bà thường có nhiều kinh nghiệm sống và kiến thức quý giá mà trẻ có thể tiếp thu, từ việc làm đồ thủ công đến các trò chơi dân gian.
7. Tôn trọng và lắng nghe
Cuối cùng, cha mẹ cần dạy trẻ cách tôn trọng và lắng nghe ông bà. Điều này không chỉ giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội mà còn làm cho ông bà cảm thấy được trân trọng và yêu