Sau khi sinh con ra, bất kì biểu hiện bất thường nào ở đứa trẻ đều khiến mẹ vô cùng lo lắng. Đó cũng là một điều cần thiết để sớm phát hiện ra những trường hợp nguy hiểm và cần phải xử lý ngay cho bé.
Chị Du (Trung Quốc) hạ sinh con gái đầu lòng sau khi lập gia đình không lâu. Nhìn con gái lớn lên từng ngày, chị Du cảm thấy hạnh phúc vì bé càng lớn càng xinh xắn, đáng yêu được nhiều người quý mến. Con gái chị Du có đôi mắt to tròn, sống mũi cao và hàng lông mi dài cong vút, trông cô bé lúc nào cũng như một cô công chúa nhỏ.
Vào một ngày nọ, khi đang đánh răng cho con gái, chị Du mới vô tình phát hiện vòm miệng phía trên của bé xuất hiện một "đốm đen kỳ lạ". Chị Du nhớ lại lúc con mới chào đời chị đã kiểm tra rất rõ, bé không hề có vết bớt nào cả nhưng tại sao giờ tự nhiên lại xuất hiện. Chị Du không dám động vào và bắt đầu cảm thấy lo lắng, giục chồng cho con đi khám bác sĩ vào sáng ngày hôm sau.
Sau khi quan sát đứa trẻ một lúc, bác sĩ cũng tỏ ra khó hiểu về đốm đen kì lạ đó mà không ai dám động vào, chỉ nhìn bằng mắt thường mà thôi.
Tuy nhiên càng nhìn, bác sĩ lại càng cảm thấy có điều gì đó bất thường. Cuối cùng như nhận ra được điều gì đó, vị bác sĩ bắt đầu mỉm cười và nói nhân viên y tế đưa cho ông 1 cái nhíp. Cuối cùng bác sĩ dùng nhíp và gắp ra được một dị vật trong miệng của con gái Du. Hóa ra đó là một mảnh giấy chứ không phải đốm đen kì lạ gì cả. Con gái chị Du đã gặm một mẩu bìa các tông và vì miếng bìa đó quá mỏng đã thấm vào nước bọt và đọng lại ở phía trên vòm họng.
Mặc dù câu chuyện không quá nghiêm trọng nhưng bác sĩ cũng lên tiếng nhắc nhở chị Du nên cẩn thận hơn, cất gọn các đồ đạc trong nhà để tránh con trẻ cho vào miệng, nuốt phát dẫn đến tai nạn không ngờ, thậm chí là ngạt thở.
Các bé khi còn nhỏ luôn thích cho đồ chơi vào miệng, cha mẹ nên làm gì để đảm bảo an toàn cho con?
- Dạy con tránh xa những đồ vật nguy hiểm trong nhà.
- Chú ý vệ sinh sạch sẽ những đồ chơi của bé để tránh nhiễm khuẩn.
- Có thể mua đồ dùng chuyên dụng để trẻ có thể thỏa thích gặm.