Sai lầm của mẹ về tiêm chủng - Con gánh "khủng hoảng" phế cầu khuẩn

Hầu hết phụ nữ trải qua hành trình mang thai đều có những kỉ niệm đẹp đẽ và quý báu, nhưng cũng có những nỗi lo, trăn trở trong suốt thai kỳ và những năm tháng đầu đời nuôi con…

Trong bối cảnh dịch Covid-19 phức tạp, sức khỏe trở thành mối quan tâm hàng đầu của mọi người. Đặc biệt đối với các bà mẹ có con nhỏ, khi hệ miễn dịch và sức đề kháng của bé chưa hoàn thiện, có thể dễ dàng bị các loại vi rút như phế cầu, thủy đậu, rota tấn công. Tuy nhiên, không phải người mẹ nào cũng hiểu đúng và đủ các vấn đề về dịch bệnh, đặc biệt là cách phòng tránh các tác hại do chúng gây ra, cũng như việc tiêm chủng đúng cách.

9 tháng 10 ngày, thay đổi nào đến với mẹ và thai nhi?

Trong suốt hơn 9 tháng thai kỳ và những tháng đầu con chào đời, ắt hẳn mẹ sẽ có những trăn trở, lo lắng tùy vào từng giai đoạn.

Vào 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ bầu có sự thay đổi về thể chất và tinh thần: các dấu hiệu rạn nứt da, đặc biệt tình trạng ốm nghén khiến mẹ bầu dễ cáu gắt, nhạy cảm. 3 tháng giữa thai kỳ là giai đoạn bé phát triển xương, tứ chi và não. Do đó mẹ cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng đặc biệt là canxi, vitamin D, axit folic giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở não và cột sống.

Sai lầm của mẹ về tiêm chủng - Con gánh amp;#34;khủng hoảngamp;#34; phế cầu khuẩn - 1

Dinh dưỡng đầy đủ là một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng sức đề kháng cho con từ trong bụng mẹ.

3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn để kiểm tra và phát hiện những dấu hiệu bất thường ở trẻ. Đồng thời cũng là lúc mẹ giành thời gian tìm hiểu về việc chăm sóc trẻ sơ sinh, cách phòng ngừa các bệnh con dễ dàng mắc phải ở những năm tháng đầu đời. Bởi lẽ môi trường sống của con khi vừa chào đời đã thay đổi từ trong bụng mẹ ra thế giới bên ngoài. Sức đề kháng và hệ miễn dịch lúc này vẫn còn yếu và chưa hoàn thiện, dễ dàng bị các loại vi khuẩn tấn công, đặc biệt là phế cầu khuẩn. Căn bệnh được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính có 1 triệu trẻ dưới 5 tuổi tử vong hằng năm.

5 Anh Em Nhà Siêu cùng mẹ đón bé yêu chào đời

Trong suốt hành trình mang thai và bảo vệ sức khỏe cho con, 5 Anh Em Nhà Siêu bao gồm Siêu Tai Trái - Phải ngừa viêm tai giữa, Siêu Phổi ngừa viêm phổi, Siêu Máu ngừa nhiễm trùng máu và Siêu Não ngừa viêm não luôn sẵn sàng đồng hành bên cạnh mẹ và mách mẹ vài “bí kíp” sau nhé:

– Chuẩn bị trước và sau sinh: Lên danh sách và sắm sửa đồ dùng cho bé sẽ khiến mẹ chủ động hơn khi đón bé. Tiếp theo, mẹ nên tham khảo bệnh viện sản phù hợp với kinh tế và điều kiện gia đình, đồng thời nghiên cứu thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe bởi giai đoạn sau sinh cơ thể mẹ và bé cực kỳ nhạy cảm, nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng và khoa học, rất có thể sẽ để lại tác hại.

Sai lầm của mẹ về tiêm chủng - Con gánh amp;#34;khủng hoảngamp;#34; phế cầu khuẩn - 2

Mẹ nên tìm hiểu về cách chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh và các loại vắc xin cần thiết.

– Lên lịch tiêm vắc xin đầy đủ cho con: Mẹ cần sắp xếp kế hoạch tiêm chủng cho bé đặc biệt là tiêm vắc xin ngừa phế cầu khuẩn cho con từ 6 tuần tuổi. Phế cầu khuẩn là nguyên nhân gây ra hàng loạt bệnh và biến chứng nguy hiểm: viêm tai giữa, viêm phổi, nhiễm trùng máu, viêm màng não. Trong đó bệnh viêm tai giữa đặc biệt xảy ra ở trẻ em dưới 2 tuổi, và là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ phải sử dụng kháng sinh và thăm khám bác sĩ. Bệnh có thể trở nặng ảnh hưởng đến thính lực của trẻ và khả năng học tập sau này. Do vậy, tiêm vắc xin để bảo vệ bé ngay từ 6 tuần tuổi khỏi các biến chứng của phế cầu khuẩn là cần thiết.

Sai lầm của mẹ về tiêm chủng - Con gánh amp;#34;khủng hoảngamp;#34; phế cầu khuẩn - 3

Đến 80% trẻ mắc viêm tai giữa lặp đi lặp lại trước khi lên 3 tuổi. Một số trường hợp có thể dẫn đến suy giảm thính lực, rối loạn hành vi, chậm phát triển ngôn ngữ. 

Giải giải đáp thắc mắc trực tuyến cùng các chuyên gia

Hiểu được tầm quan trọng của việc tiêm ngừa là vậy, nhưng vẫn không tránh khỏi một vài hiểu lầm về vắc xin, phổ biến là 4 quan niệm sau:

- Vắc xin có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ: Đa phần các mẹ thường lo lắng tiêm vắc xin gây tác dụng phụ cho trẻ trong hoặc sau quá trình tiêm. Điều này có hoàn toàn chính xác?

- Có thể phòng bệnh chỉ bằng việc bảo vệ môi trường sống: Đến nay nhiều mẹ vẫn tin rằng nếu nhà cửa sạch sẽ, sức khỏe của bé cũng được đảm bảo. Thế nhưng, hệ miễn dịch của bé chưa hoàn thiện, cùng với đó là vô vàn vi khuẩn với kích thước rất nhỏ mà mẹ không thể nhìn thấy bằng mắt thường, có thể tấn công bé bất cứ lúc nào.

Sai lầm của mẹ về tiêm chủng - Con gánh amp;#34;khủng hoảngamp;#34; phế cầu khuẩn - 4

Môi trường, nhiệt độ thay đổi bất thường hoặc thậm chí là việc tiếp xúc với cơ thể người lớn cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ mắc các bệnh nguy hiểm.

- Tiêm nhiều mũi cùng lúc gây quá tải hệ miễn dịch: Một số quan điểm cho rằng việc tiếp nhận cùng lúc nhiều loại vắc xin, có thể gây áp lực cho hệ miễn dịch của con. Liệu lịch trình tiêm chủng dày đặc có ảnh hưởng sức khỏe của trẻ như các mẹ nghĩ?

- Tiêm vắc xin có thể đợi: Vì cuộc sống bận rộn nên mẹ có thể “bỏ qua” lịch tiêm phòng cho con, với quan niệm “tiêm vắc-xin có thể đợi", nhưng thời gian và vi khuẩn có cho phép mẹ làm điều đó?

Để giải đáp các thắc mắc trên, chương trình Giao lưu trực tuyến Sai lầm về tiêm chủng mẹ cần tránh đã cùng 5 Anh Em Nhà Siêu mời đến dàn khách mời uy tín. Sự xuất hiện của chuyên gia BS. CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi (Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. HCM) và ThS. BS Lê Phan Kim Thoa (Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM) sẽ giải đáp cho mẹ các thông tin một cách khoa học nhất và gần gũi nhất. Bên cạnh đó, còn có doanh nhân Thái Vân Linh, đại diện cho các mẹ bỉm hiện đại, chọn nuôi con theo cách những phong cách phương Tây, hứa hẹn sẽ có những chia sẻ thú vị trong cuộc sống, cũng như quan điểm về việc chăm sóc bé mà các mẹ quan tâm.

Sai lầm của mẹ về tiêm chủng - Con gánh amp;#34;khủng hoảngamp;#34; phế cầu khuẩn - 5

Đón xem chương trình Giao lưu trực tuyến Sai lầm về tiêm chủng mẹ cần tránh vào lúc 20 giờ, ngày 16, tháng 4, năm 2022 để lắng nghe những chia sẻ từ các chuyên gia và khách mời nhé!

Livestream Sai lầm về tiêm chủng mẹ cần tránh do Hội Bác Sĩ Gia Đình TP.HCM và Eva.vn phối hợp tổ chức được phát sóng trực tiếp trên kênh Fanpage Eva.vn và đồng phát sóng trên Trang tin điện tử Eva.vn vào lúc 20 giờ ngày 16 tháng 4 năm 2022.

Tài liệu này dành cho công chúng.

Tài liệu này được phối hợp thực hiện giữa Hội Bác Sĩ Gia Đình TPHCM và Công ty TNHH Dược phẩm GSK Việt Nam.

Vui lòng tham khảo ý kiến của cán bộ y tế để được tư vấn.

(thoidaiplus.suckhoedoisong.vn).