Thời buổi hiện đại ngày nay, nhiều người cho rằng việc kiêng cữ sau khi sinh đã là lạc hậu, lỗi thời và không cần thiết. Trên thực tế, sau sinh là giai đoạn nhạy cảm, cơ thể người phụ nữ cần có thời gian phục hồi lại nên việc nghỉ ngơi, kiêng cữ là cần thiết.
Gần đây, trên một trang mạng dành cho phụ nữ nổi tiếng của Trung Quốc, một bà mẹ hai con đã chia sẻ trải nghiệm "nhớ đời" của mình về chuyện kiêng sau khi sinh. Câu chuyện nhanh chóng lan tỏa mạnh mẽ, như một lời cảnh báo cho chị em phụ nữ.
Chị Lan (tên nhân vật đã được thay đổi) cho biết mình mới sinh con thứ 2 gần đây. Bé ra đời với cân nặng 3,9kg, rất bụ bẫm, khỏe mạnh. Sau khi sinh, chị Lan cũng thấy cơ thể khỏe khoắn và chỉ 2 ngày nằm viện đã được về nhà. Tuy nhiên lúc này, vấn đề nảy sinh là ai sẽ là người giúp chị chăm sóc con khi cô ở cữ. Mẹ đẻ chị thì ở xa, sức khỏe lại không tốt nên không thể tới giúp. Mẹ chồng lại bán hàng ăn nên khá bận rộn.
Chị Lan vui mừng khi em bé chào đời khỏe mạnh và ca sinh cũng không quá mệt mỏi.
Ban đầu, chồng chị Lan đề nghị thuê giúp việc nhưng chị gạt đi vì ngại tốn kém. Thấy cơ thể khỏe mạnh nên chị cũng chủ quan và nói với mẹ chồng rằng chị chỉ cần giúp nấu ăn và giặt đồ cho bé, còn việc chăm sóc bé chị sẽ tự làm.
Một tuần sau, mẹ chồng chị Lan lại đột nhiên bị cảm lạnh nên cuối cùng mọi việc nhà từ nấu ăn, giặt giũ, rửa bát chị lại làm hết. Vì em bé cũng rất ngoan nên chị Lan cảm thấy bình thường, không quá vất vả. Vậy nhưng sau vài ngày, chị thấy hơi mệt mỏi, đau lưng và thường xuyên chóng mặt nhưng nghĩ do mình ngủ ít nên không quá quan tâm.
Đến khoảng hơn 2 tuần sau khi sinh, chị cảm thấy ngày càng khó chịu, lưng đau, bụng đau và khi đi tiểu cảm thấy buốt. Ba ngày sau, khi đang đi vệ sinh thì chị thấy một miếng thịt nhỏ lòi ra ngoài âm đạo, sưng tấy lên. Chị hốt hoảng gọi chồng đưa đi bệnh viện. Sau khi kiểm tra, bác sĩ vô cùng tức giận, nói chị không biết tự yêu quý bản thân, bảo vệ sức khỏe. Vừa sinh xong, tử cung chưa co lại mà đã làm việc nặng nên chị bị sa tử cung độ 3, gần như toàn bộ tử cung đã lồi ra phía ngoài âm đạo, đang bị viêm nhiễm, lở loét.
Chị không ngờ cuối cùng minh phải cắt bỏ tử cung vì biến chứng.
Cuối cùng, chị Lan đã phải cắt bỏ tử cung và điều trị viêm nhiễm gần một tháng. chị muốn chia sẻ câu chuyện của mình để cảnh báo các mẹ sau sinh nên chú ý thân thể, nghỉ ngơi cho tốt. Dù không phải nằm im trên giường 3 tháng nhưng cũng không nên hoạt động mạnh, làm việc nặng khi cơ thể chưa hồi phục.
Nguyên nhân bệnh sa tử cung Bệnh sa tử cung chủ yếu xảy ra ở phụ nữ mang thai và mới sinh con. Những nguyên nhân có thể dẫn đến sa tử cung bao gồm: - Thiếu dinh dưỡng khi mang thai. - Táo bón nặng hoặc táo bón mãn tính trong thai kỳ. - Sinh thường gặp khó khăn, thời gian rặn đẻ kéo dài. - Không được nghỉ ngơi sau sinh, làm việc nặng khi tử cung chưa co lại. - Ho mãn tính, khối u vùng chậu hoặc tụ dịch tại ổ bụng. - Thừa cân, béo phì gây áp lực lên cơ xương chậu. - Thực hiện phẫu thuật vùng chậu, ảnh hưởng đến các cơ. Một số nguyên nhân khác như: tổ chức đáy chậu và mô gân phát triển không tốt, buồng trứng mất tác dụng nội tiết, khiến cho mô gân và cơ trong xương chậu teo, hoặc nhão cũng dẫn đến sa tử cung. Bệnh sa tử cung nguy hiểm như thế nào? Bệnh sa tử cung ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của nhiều chị em. Phụ nữ bị sa tử cung có cảm giác nặng, tức bụng, đi tiểu nhiều lần trong ngày và xuất hiện những phần thịt lồi ở cơ quan sinh dục, vì thế gặp khó khăn trong sinh hoạt. Một số bệnh nhân còn bị đau phần bụng dưới và thắt lưng, làm giảm hứng thú chuyện chăn gối. Ngoài ra, nếu bị sa tử cung ở cấp độ III hoặc IV, phần tử cung rơi ra ngoài dễ bị viêm nhiễm và phải cắt bỏ. |